Phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 40)

Việc phân loại án tín dụng ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhưng thơng thường, việc phân loại án tín

dụng ngân hàng giúp cho những đơi tượng quan tâm dê dàng có thể tiếp cận hay nắm bắt trọn vẹn các vấn đề liên quan. Nghiên cứu cho thấy, thi hành án tín dụng ngân hàng có thể phân loại dựa trên các tiêu chí như:

- Dựa trên căn cứ vào chủ thể người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại đó là: Thi hành án tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình; và thi hành án tín dụng đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh.

Từ thực tiễn hoạt động thi hành án cho thấy, việc thi hành án đối với chủ thể là các tổ chức có đăng ký kinh doanh thường rắc rối, phức tạp hơn so với thi hành án có đối tượng là cá nhân, hộ gia đình. Cụ thể, khó khăn, rắc rối chủ yếu nhất là việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của tổ chức có đăng ký kinh doanh. Bởi vì, các tổ chức có tư cách pháp nhân như cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cơng ty hợp danh đều có cấu trúc vốn và thành viên tương đối đa dạng, phức tạp và cơ

chế chịu trách nhiệm về tài sản có sự khác nhau rất lớn.• • • Hay đối với trường hợp của doanh nghiệp tư nhân thì như đã phân tích, do phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả

nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp tư nhân. Do đó, đòi hởi Chấp hành viên phải rất hiểu biết, am tường vững chắc pháp luật hoặc trong nhiều trường hợp, còn cần đến sự tư vấn của các chuyên gia của từng lĩnh vực cụ thể.

- Dựa trên yếu tố đảm bảo của các khoản nợ, thi hành án tín dụng ngân hàng được chia thành: Thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo và thi hành án tín

dụng ngân hàng khơng có tài sản đảm bảo.

Đối với việc giải quyết thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo, Chấp hành viên luôn xử lý tài sản đảm bảo trước và nếu như tài sản đảm bảo không đủ để thanh tốn các khoản nợ cho ngân hàng thì sau đó, Chấp hành viên sẽ tiếp tục xác minh đối với các tài sản khác của người phải thi hành án. Ví dụ, khách hàng thế chấp mảnh đất có giá trị 5 tỷ cho ngân hàng và vay được 3 tỷ trong thời hạn 4 năm. Sau đó, khách hàng không thể trả nợ nên ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án và bản án buộc khách hàng phải trả cho ngân hàng số tiền gốc cộng với lãi là 5,5 tỷ đồng. Đen khi tổ chức thi hành án, Chấp hành viên đã xử

tiếp tục xác minh các tài sản khác của người phải thi hành án (khách hàng).

- Dựa trên yếu tố nghĩa vụ của người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm: Thi hành án tín dụng ngân hàng về các nghĩa vụ trong hợp đồng tín

dụng (dưới hình thức là họp đồng cho vay); thi hành án tín dụng ngân hàng về nghĩa vụ trong họp đồng cấp tín dụng (dưới các hình thức: Hợp đồng cho th tài chính, họp đồng bao thanh tốn, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng...); và thi hành án tín dụng ngân hàng về nghĩa vụ bồi thường.

Sở dĩ tách riêng họp đồng cho vay khỏi các loại họp đồng cấp tín dụng khác là vì cho vay thường được quan niệm là nghiệp vụ cơ bản nhất trong số các nghiệp vụ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, từ thực tiễn

giải quyết tranh chấp tại Tòa án hiện nay cho thấy, tranh chấp hợp đồng cho vay là loại tranh chấp chủ yếu và phổ biến nhất.

- Dựa trên căn cứ chủ thể là bên được thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng gồm có: Thi hành án tín dụng ngân hàng cho các ngân hàng thuộc sở hữu của tư nhân; và

thi hành án tín dụng ngân hàng cho các ngân hàng thuộc quyền sở hữu vốn của Nhà nước.

Tại Việt Nam, những ngân hàng lớn đều thuộc sở hữu hay sự chi phối của Nhà nước. Bởi lẽ, hoạt động ngân hàng rất rủi ro nên cần có sự quản lý, giám sát và điều tiết cùa Nhà nước. Mặt khác, ngân hàng còn là chủ thể trực tiếp giúp Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mơ. Hay có thể nói, Nhà nước chủ yếu điều tiết chính sách tiền tệ thơng qua ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Do đó,

“Ngân hàng Nhà nước ln giữ vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của hệ thống tiền tệ và hệ thống ngân hàng” [16, tr. 40]. Nên có thể liệt kê các ngân hàng lớn dưới quyền sở hữu hay chi phối của nhà nước như: Agribank, Vietcombank, Viettinbank, BIDV, MB. Ngoài ra, những ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở

hữu của tư nhân cũng là chủ thể tham gia các quan hệ tín dụng nên đương nhiên, cơ quan thi hành án dân sự sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các án tín dụng ngân hàng liên

quan đến các ngân hàng tư nhân này.

- Dựa vào yếu tố quốc tịch của chủ sở hữu ngân hàng, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: Thi

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)