Nguyên tắc thi hành án tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 65)

Bất cứ ngành luật nào cũng đều có những nguyên tắc áp dụng hay tổ chức thực hiện. Bởi lẽ, đây là các hoạt động vận dụng pháp luật vào thực tiễn nên có sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội. Do đó, có thể quan niệm, “nguyên tắc của một ngành luật hiểu chung nhất là

hoạt động xây dựng và thực hiện hiện các quy định của ngành luật đó” [23, tr. 51]. Hay nói cách khác, “nguyên tắc là những tư tưởng, quan điểm cơ bản đóng vai trị chỉ đạo các hoạt động có mục đích” [42, tr. 58 - 59]. “Thi hành án dân sự cũng là hoạt động nhằm mục đích thực hiện nội dung của bản án, quyết định được đưa ra thi hành án theo quy định của pháp luật, để từ đó, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự” [18, tr. 62]. Vì thế, quá trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng đương nhiên phải tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các nguyên tắc được pháp luật thi hành án dân sự quy định và ngoài ra là các nguyên tắc áp dụng thống nhất của cả hệ thống pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, cũng cần phải lưu ý, hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng cho dù tiến hành theo các quy định của pháp luật thi hành án dân sự và các nguyên tắc của thi hành

án dân sự nhưng vẫn chứa đựng những sự khác biệt nhất định. Bởi lẽ, đối tượng thi hành án ở đây là các loại tài sản được cầm cố cho ngân hàng và được bản án, quyết định của Tòa án tuyên là đối tượng của thi hành án. Do đó, việc thi hành án tín dụng ngân hàng thường gắn liền với quá trình xử lý các tài sản bảo đảm được thế chấp cho ngân hàng.

Trong đó, ngun tăc pháp định, q trình tơ chức thi hành án tín dụng ngân hàng bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Đây là nguyên tắc xuyên suốt của cả hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó, về bản chất, pháp chế xã hội chủ nghĩa chính là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh đối với Hiến pháp và pháp luật. Hay đó là nguyên tắc đề cao tính tối thuợng của Hiến pháp và pháp luật. Tinh thần của nguyên tắc này yêu cầu mọi cá nhân, cơ quan, tổ

chức không phân biệt trong cơ quan thuộc sở hữu của Nhà nước hay hoạt động bên ngoài Nhà nước đều phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật. Nên nguyên tắc pháp

chế xã hội chủ nghĩa còn là nguyên tắc rất cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tại Việt Nam. Đối với hoạt động thi hành án dân sự nói chung và lĩnh vực thi hành án tín dụng ngân hàng nói riêng, tinh thần của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những nội dung cơ bản như: Tất cả các văn bản pháp luật về lĩnh vực thi hành

án dân sự đều phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và không trái với quy định của Hiến pháp; quá trình thi hành

án dân sự phải được thực hiện đúng theo pháp luật; các quy định của pháp luật thi hành án dân sự phải được thực hiện

nghiêm túc, chính xác...

- Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định:

Đây cũng là nguyên tắc rất cơ bản trong hoạt động tổ chức quyền lực của Nhà nước tại Việt Nam. Chính vì thế, khơng chỉ Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) mà rất nhiều đạo luật quan trọng đều quy định nguyên tắc này. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định chi tiết, rõ ràng tại Điều 106 của Hiến pháp năm 2013, Điều 19 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và tại Điều 4 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Sở dĩ cần phải có nguyên tắc này là vì suy cho cùng, xét xử và thi hành án dân sự ln có sự quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Hay có thể coi đây là quá trình thống nhất trong việc thể hiện quyền lực của Nhà nước từ khi xét xử đến khi tổ chức thực hiện. Nói cách khác, hoạt động xét xử sẽ chỉ có ý nghĩa khi bản án, quyết định sau khi đã xét xử được cụ thể hóa vào thực tiễn đời sống xã hội. Bởi vậy,

xét xử. Ngoài ra, việc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyêt định sau khi xét xử còn thể hiện sự nghiêm minh, công bàng, khách quan, minh bạch của pháp luật tại Việt Nam. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này bao gồm các yêu cầu

như sau: Đối với cơ quan xét xử thì khi tuyên án cần phải chú ý đến việc tuyên bản án, quyết định một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, cụ thể và chính xác để cho hoạt động thi hành sau đó diễn ra thuận lợi; đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hay đây là sự độc lập, vơ tư khách quan của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong suốt quá trình tổ chức thi hành án dân sự; bản án, quyết định sau khi có hiệu lực sẽ phải được đưa ra thi hành theo• • • JL • đúng quy định của pháp luật. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều phải có nghĩa vụ tuân chủ, chấp hành theo đúng nội dung của bản án, quyết định. Neu như người có nghĩa vụ chấp hành mà khơng tự nguyện thi hành án thì sẽ bị các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người có nghĩa vụ chấp hành phải thực hiện theo; mọi

cá nhân, cơ quan, tô chức đêu không được can thiệp trái phép hoặc có hành vi gây cản trở, khó khăn cho việc thực hiện bản án, quyết định. Nguyên tắc pháp định đối với bản án, quyết định khi đã có hiệu lực pháp luật thì phải được mọi chủ thể tôn trọng và thực hiện theo. Nếu như người nào có các hành vi cản trở, chống phá hoặc không chấp hành theo nội dung của bản án, quyết định thì sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc. Các hình thức xử lý đối với người vi phạm trong thi hành án dân sự thông thường là kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ và hậu quả vi phạm

[18, tr. 65 -67].

Như vậy, bản án, quyết định xét xử các vụ án về tín dụng ngân hàng đương nhiên được đảm bảo việc tổ chức thi hành án. Có như vậy, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan đến bản án, quyết định mới được đảm bảo và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.

- Nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự:

Nguyên tắc thỏa thuận trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành án tín dụng ngân hàng nói riêng là

nguyên tăc thê hiện quyên tự quyêt định của các bên đương sự. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 6 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020. Cơ sở của nguyên tắc thỏa thuận trong thi hành án dân sự chính là việc đề cao quyền tự do quyết định, thỏa thuận và định đoạt trong dân sự. Bởi lẽ, nếu trong các giao lưu dân sự [35, khoản 2, Điều 3], các đương sự được pháp luật cho phép thực hiện các quyền hạn này thì đến khi xét xử và cả thi hành án dân sự, các đương sự vẫn phải có quyền để tự quyết định đối với các vấn đề liên quan đến thi hành án giữa họ với nhau. Suy cho cùng, thi hành án dân sự là một trình tự, thủ tục nhằm để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự của các đương sự, nên trong các giai đoạn của thi hành án dân sự, về cơ bản, các bên đương sự vẫn có quyền thỏa thuận việc thi hành án của họ. Nguyên tắc thỏa thuận trong thi hành án dân sự nói chung và thi hành án tín dụng ngân hàng nói riêng thể hiện các yêu cầu như sau: Trong quá trình thi hành án dân sự, các bên đương sự có

quyên thỏa thuận vê việc thi hành án dân sự giữa họ với nhau. Mặc dù vậy, sự thỏa thuận của các đuơng sự chỉ đuợc chấp nhận khi không trái đạo đức xã hội và cũng không vi phạm quy định của pháp luật hoặc có thể gây ảnh huởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, về nguyên tắc, sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự sẽ được pháp luật công nhận và việc thi hành án cũng sẽ được thực hiện theo đúng tinh thần của thỏa thuận đó. Trường hợp sau đó, nếu một bên đương sự khơng thực hiện theo đúng thỏa thuận thì đương sự cịn lại có quyền u cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo đúng nội dung của bản án, quyết định được đưa ra thi hành án; việc thỏa thuận có thể diễn ra trong suốt các giai đoạn của quá trình thi hành án dân sự nếu như thỏa thuận không làm ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ của quá trình thi hành án. Tuy nhiên, nếu khi đã có quyết định thi hành án thì việc thỏa thuận giữa các đương sự phải có sự chứng kiến của

- Nguyên tăc phôi hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thi hành án:

Quá trình tổ chức các hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng thuờng có sự liên quan, phối hợp và hỗ trợ từ khá nhiều chủ thể với các vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Bởi lẽ, thi hành án tín dụng ngân hàng cũng giống nhu thi hành án dân sụ là một quá trình với rất nhiều thủ tục pháp lý phức tạp và thuờng đối mặt với khó khăn kéo dài nên cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên khơng thể tự mình thực hiện hết mọi nhiệm vụ, cơng việc trong q trình tổ chức thi hành án. Do đó, cơ quan thi hành

án dân sự và Chấp hành viên luôn cần nhận được sự hỗ trợ, phối hợp đến từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác mà điển hình như: Uỷ ban nhân dân nơi người phải thi hành án đang cư trú, làm việc, có trụ sở; lực lượng cảnh sát nhân dân tham gia hỗ trợ các vụ việc tổ chức cưỡng chế; cơ quan, tổ chức đang quản lý thu nhập của người phải thi hành án hay người giám định, người được giao nhiệm vụ bảo quản, bảo vệ tài sản kê biên... Có thể khẳng định, nếu như các mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ được tiến hành tốt,

nhịp nhàng, thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng rât lớn đên hiệu quả của quá trình tổ chức thi hành án dân sự. Mặt khác, điều này cịn góp phần xây dựng, phát huy sức mạnh tổng họp để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của q trình tổ chức thi hành án dân sự. Từ đó, cần thiết phải xây dựng được cơ chế bảo đảm sự phối hợp, hỗ trợ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thi hành án dân sự. Hiện nay, nguyên tắc trách nhiệm phối họp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên được quy định tại Điều 11 của Luật Thi hành án dân sự• ± • • • • năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau: Cá nhân, cơ quan và tổ chức trong phạm vi nghĩa vụ của mình phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình tổ chức các hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, các chủ thể này phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự; mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều không được thực hiện các hành vi cản trở, can thiệp trái phép vào các hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên. Neu như cố tình vi phạm thì mọi

chủ thê đêu bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật [18, tr. 75 - 76].

- Nguyên tắc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một trong các nguyên tắc rất quan trọng của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Bởi lẽ, các đương sự chỉ có thể bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi họ được pháp luật quy định cho có được các quyền, nghĩa vụ nhất định để tham gia quá trình thi hành án dân sự. Vì vậy, hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại các Điều 7, 7a và 7b của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Nội dung cụ thể của nguyên tắc này bao gồm một số vấn đề quan trọng như: Trong suốt quá trình thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đúng các quyền hạn cũng như phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của họ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm

vụ tô chức thi hành án dân sự phải tạo điêu kiện thuận lợi• • 1 • • • ♦ để nguời đuợc thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án thực hiện đúng các quyền hạn của họ và đồng thời, phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ; các hoạt động diễn ra trong quá trình thi hành án phải được thơng báo nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời cho người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để những người này kịp thời chuẩn bị các điều kiện tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc việc thực hiện nghĩa vụ của họ [18, tr. 70 - 71].

Do đó, các chủ thể tham gia vào q trình thi hành án tín dụng ngân hàng luôn được bảo đảm các quyền, lợi ích

hợp pháp.

Tóm lại, thi hành án tín dụng ngân hàng gắn liền với các thủ tục được quy định trong Luật Thi hành án dân sự nãm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và những văn bản pháp luật có liên quan. Để có thể thực hiện đúng theo pháp luật, địi hỏi suốt trong q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng, cơ quan thi hành án dân sự phải vận dụng

đầy đủ, chính xác theo pháp luật. Có như vậy, việc thi hành án dân sự mới hiệu quả và bảo đảm hạn chế sự khiếu nại, tố cáo liên quan đến thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)