Trình tự, thủ tục thi hành án tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 90 - 102)

hàng

Việc thu hồi nợ cho ngân hàng thông qua hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự bẳt buộc phải được tiến hành bài bản theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Và như đã biết, thi hành án tín dụng ngân hàng thực chất là q trình áp dụng các quy định của pháp luật thi hành án dân sự để thu hồi nợ cho ngân hàng. Nên về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án tín dụng ngân hàng giống như thi hành án đối với các vụ việc khác và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Trong đó, về cơ bản, thi hành án tín dụng ngân hàng gồm có các nội dung quan trọng sau:

- Thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng'.

Việc cấp, chuyển giao bản án, quyết định cho đương sự, người có quyền lợi liên quan, cơ quan thi hành án dân sự là bước đầu để bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng

được đưa ra thi hành trên thực tê. Các nội dung trên đêu được quy định cụ thể tại Điều 484 của Bộ luật Tố tụng dân

sự năm 2015, Điều 27 của Luật Thi hành án dân sự năm• 7 • • 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 61 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Điều 105 của Luật Cạnh tranh năm 2018 [18, tr. 193 - 194].

Đe bản án, quyết định được đưa ra thi hành đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nội dung bản án, quyết định xét xử đúng, chính xác, rõ ràng là điều kiện tiên quyết để việc thi hành phán quyết được thuận lợi. Bởi vì, bản án, quyết định có được rõ ràng, chính xác, dễ hiểu thì những người có quyền, nghĩa vụ mới có thể dễ dàng hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Việc giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, sửa chữa lỗi chính

tả hoặc sai sót về số liệu được thực hiện theo quy định của• •••• 1 J pháp luật về tố tụng, Điều 179 của Luật Thi hành án dân sự

năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 9 của Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC

[18, tr. 197].

- Yêu cầu thỉ hành án tín dụng ngân hàng và việc

Hiện nay, pháp luật quy định thời hiệu đê yêu câu thi hành án là 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu

lực pháp luật. Do vậy, trong thời gian này các bên có thể tự mình thi hành các quyền và nghĩa vụ đã đuợc tuyên trong bản án, quyết định. Trong trường hợp các bên đương sự không thể tự thi hành với nhau thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phịng Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án. Những bản án quyết định được đưa ra thi hành án là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp

luật được quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự X w' • năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 482 của Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 66 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 [18, tr. 201 - 202].

về việc nhận đơn yêu cầu thi hành án tín dụng ngân hàng. Theo quy định hiện nay, cơ quan thi hành án dân sự khi tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án cần vào sổ nhận yêu

cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người yêu cầu thi hành án dân sự và xác định trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận

đơn yêu câu thi hành án sau khi đã kiêm tra thây đơn đã đầy đủ các điều kiện theo quy định về đơn yêu cầu thi hành án. Sau khi đã tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thi hành án. Đối với trường hợp đơn yêu cầu thi hành án chưa đủ nội dung, tài liệu theo quy định thì cơ quan thi hành án dân sự cũng phải có văn bản trả lời và hướng dẫn cho người có đơn yêu cầu thi hành án để bổ sung đầy đủ theo quy định. Trong một số trường hợp cơ quan thi hành án dân sự có quyền từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cụ thể: Người u cầu khơng có quyền u cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); cơ quan thi hành án dân sự được u cầu khơng có thẩm quyền thi hành án; hết thời hiệu yêu cầu thi hành án

[18, tr. 204].

Quyêt định thi hành án là căn cứ quan trọng đê tô chức thi hành bản án, quyết định. Cơ quan thi hành án dân sự phải ban hành quyết định thi hành án nhàm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên đuơng sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, để Chấp hành viên, Thừa phát lại xác định được chính xác các khoản phải tổ chức thi hành, để có biện pháp khoa học nhằm tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất. Cơ quan thi hành án dân sự căn cứ các quy định pháp luật về ban hành quyết định thi hành án để lựa chọn hình thức ra quyết định thi hành án chủ động hoặc quyết định thi hành án theo đơn yêu

cầu [18, tr. 205].

- Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án tín dụng

ngân hàng và ủy thác thỉ hành án tín dụng ngân hàng\

Quy định tại Điều 365 và Điều 370 của Bộ luật Dân sự năm 2015: Chuyển giao quyền, nghĩa vụ dân sự là trường hợp người có quyền hoặc có nghĩa vụ khơng tự mình hưởng quyền hoặc tự mình thực hiện nghĩa vụ đã giao kết mà chuyển giao cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Đối với hoạt động thi hành án dân sự, việc

tại Điêu 54 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 15 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Điều 8 của Thông tu liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC. Các quy định này nhằm xử lý một số tình huống trên thực tế có thể xảy ra nhu: Nguời đuợc thi hành án, người phải thi hành án, người

có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cá nhân chết hoặc cơ quan, tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia,tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi [18, tr. 212].

Đối với việc ủy thác thi hành án tín dụng ngân hàng, trong hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng, ủy thác thi hành án có vai trị rất quan trọng góp phần bảo đảm bản án, quyết định được thi hành kịp thời, đầy đủ, mặt khác, giúp việc tổ chức thi hành án thuận lợi, không bị chồng chéo, nâng cao hiệu quả. Từ thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp trong cùng một bản án nhưng có nhiều người phải thi hành án ở nhiều nơi khác nhau hoặc người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi khác nhau hoặc người phải thi hành án không cư trú tại nơi xét xử sơ thẩm... Đối với những trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện ủy thác thi hành án [18, tr. 215].

- Thông báo và xác minh điêu kiện thỉ hành án tín dụng ngân hàng".

Khơng chỉ đối với lĩnh vực thi hành án tín dụng ngân hàng, nhìn tổng thể, hoạt động thơng báo về thi hành án trong công tác thi hành án dân sự là một thủ tục rất quan trọng. Có thế hiểu thơng báo về thi hành án là hình thức chuyển tải thơng tin của người có thẩm quyền tới những người có quyền và nghĩa vụ trong q trình tổ chức thi hành án theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thông qua hoạt động thông báo thi hành án những người được thơng báo có thể biết được quyền và nghĩa vụ của họ để thực hiện theo và đồng thời, cịn để cơng khai, minh bạch quá trình tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, từ đó, cơng dân có thể thực hiện quyền giám sát. Thơng báo về thi hành án dân sự được quy định chung từ Điều 38 đến Điều 43 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Điều 12 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghi đinh

số 33/2020/NĐ-CP; và Điều 2 của Thông tư liên tịch số

11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC; khoản 5, Điều 55 của Nghị đinh số 08/2020/NĐ-CP; Thông tư số

01/2016/TT-BTP; Thông tư sô 200/2016/TT-BTC và một số văn bản pháp luật khác. Bên cạnh những quy định chung, có thể thấy rằng, thông báo về thi hành án hiện nay được quy định với nhiều điều khoản rải rác tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau [18, tr. 220 - 221].

về xác minh điều kiện thi hành án tín dụng ngân hàng đây là hoạt động đóng vai trị then chốt trong quá trình thi hành bản án, quyết định nhằm xác định khả năng thực hiện nghĩa vụ về hành vi hay về tài sản của người phải thi hành án. Kết quả xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ để xác định một bản án,• • • 7 quyết định có điều kiện thi hành hay chưa có điều kiện thi hành, để từ đó, co quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hay Thừa phát lại kịp thời áp dụng biện pháp thi hành án phù hợp và ban hành các quyết định theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác xác minh giúp Thừa phát lại cũng như cơ quan thi hành án dân sự được cung cấp thông tin xác minh định hướng được quy trình tổ chức thi hành án cụ thể sao cho hiệu quả nhất

[18, tr. 228-229].

- Ảp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng che khỉ cần thiết trong quả trình tổ chức thỉ hành án tín dụng ngân hàng:

Trong q trình tơ chức thi hành án tín dụng ngân hàng ngồi các trường hợp đã có ý thức tự nguyện thi hành án vẫn còn nhiều trường hợp người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng tự nguyện thi hành án, cố tình tẩu tán, hủy hoại tài sản bằng nhiều hình thức, thậm chí có trường họp cịn cố tình chống đối quyết liệt, khơng họp tác trong quá trình thi hành án. Những trường họp này khiến cho quá trình tổ chức thi hành án gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài, khó thi hành dứt điểm. Chính vì vậy, để hoạt động thi hành án đạt hiệu quả cao và được tổ chức thi hành dứt điểm thì các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế ln giữ vai trị hết sức quan trọng [18, tr.

237 - 238]. Trong đó, Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thi hành án, ngay cả trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu của tài sản. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã theo hướng nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho Chấp hành viên có thể thực hiện• • • • 1 • • ngay việc phong tỏa tài khoản hay tạm giữ tài sản. Từ đó,

kịp thời ngăn chặn hành vi hủy hoại tài sản, trôn tránh nghĩa vụ thi hành án, đảm bảo cho cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp bảo đảm để thi hành án trong những trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án [18, tr. 239 - 240]. Bên cạnh biện pháp bảo đảm, thi hành án tín dụng ngân hàng cịn cần có biện pháp tổ chức cứng rắn hơn hay đó là việc Chấp hành viên phải

áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

- Hỗn, tạm đình chỉ và đình chỉ thỉ hành án tín dụng ngân hàng:

Hỗn thi hành án dân sự là việc chuyển thời điểm thi hành nội dung của bản án, quyết định dân sự đã ấn định

sang một thời điểm khác muộn hơn. Hiện nay, việc hoãn thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 48 của Luật ± J Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Điều 14 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP [18, tr. 249].

Trong quá trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng, một số trường hợp việc tổ chức thi hành án có thể

gây thiệt hại cho các bên đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên người có thẩm quyền tự mình hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tạm đình chỉ thi hành

án. Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm đình chỉ thi hành án được quy định tại Điều 49 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) [18, tr. 253].

Cịn về đình chỉ thi hành án tín dụng ngân hàng, đây được hiểu là việc cơ quan thi hành án dân sự mà cụ thể là• • 1 • ♦ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bằng một quyết định cụ thể làm chấm dứt một quan hệ thi hành án cụ thể.• • • 1 • • Hay nói cách khác là chấm dứt vai trò của Chấp hành viên đối với thi hành án tín dụng ngân hàng khi có một trong những căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, cần lưu ý trong một số trường hợp, việc đình chỉ thi hành án chỉ làm chấm dứt một quan hệ pháp luật thi hành án mà không làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ đã được ấn định trong bản án, quyết định. Nói cách khác, đình chỉ thi hành án là việc người có thẩm quyền bằng việc ban hành quyết định chấm dứt việc tổ chức thi hành tồn bộ hoặc một phần• • • • • 1 nội dung phải thi hành trong bản án, quyết định khi có căn cứ theo quy định pháp luật. Đình chỉ thi hành án được quy định tại Điều 50 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đồi, bổ sung năm 2014) [18, 255 - 256].

- Bảo quản tài sản thỉ hành án tín dụng ngân hàng

và thanh tốn tiền thi hành án tín dụng ngân hàng'.

Việc bảo quản tài sản trong thi hành án tín dụng ngân hàng rất quan trọng. Bởi lẽ, tài sản được bảo quản tốt sẽ tránh được việc bị hư hỏng, mất mát hay bị giảm giá trị, từ đó, bảo đảm được cả quyền lợi của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bảo quản tài sản thi hành án được quy định tại Điều

58 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) [18, tr. 260 - 261].

Cịn đối với việc thanh tốn tiền thi hành án tín dụng ngân hàng, đây là giai đoạn cuối cùng thể hiện tính hiệu lực của bản án, quyết định, đồng thời, đóng vai trị khẳng định thành quả của việc tổ chức thi hành án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất là người được thi hành án. Việc thanh toán tiền thi hành án được quy định tại Điều 47 của Luật Thi hành án dân sự• JL •/ ♦ • • • năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Điều 49 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP; Điều 17 của Thông tư số 01/2016/TT-BTP [18, tr. 262].

- Kêt thúc thỉ hành án tín dụng ngân hàng và xác nhận kết quả thỉ hành án tín dụng ngân hàng'.

Kết thúc thi hành án được quy định tại Điều 52 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)