THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VẼ THI HÀNH ÁN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 53)

TÍN DUNG NGẤN HẢNG TAI VIẼT NAM

2.1. THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VẼ THI HÀNH ÁN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HÀNH ÁN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1.1. Mục tiêu của pháp luật thi hành án tín dụng

ngân hàng

Bất kỳ văn bản pháp luật nào được xây dựng và tổ chức thực hiện đều phải hướng đến những mục tiêu rất cụ thể đã được xác định rõ ràng. Bởi lẽ, việc xây dựng pháp

luật không chỉ tốn kém, lãng phí mà cịn thể hiện uy tín, sự tơn nghiêm của hệ thống pháp luật và của Nhà nước. Do đó, đối với những lĩnh vực pháp luật quan trọng và tác động rất lớn đối với đời sống xã hội như lĩnh vực thi hành án dân sự ln có sự xác định rất rõ ràng các mục tiêu mà đạo luật này hướng đến. Và như đã biết, thi hành án tín dụng ngân hàng thực chất cũng chỉ là một hoạt động thi hành án được tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật tương tự các hoạt động thi hành án khác. Vì thế, về cơ bản,

pháp luật thi hành án tín dụng ngân hàng cũng có những mục tiêu giống như đối với các lĩnh vực thi hành án khác.

Có thể nói, mục tiêu cơ bản của pháp luật thi hành án dân sự là hướng đến việc bảo đảm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tổ chức thi hành trên thực tế. Đây cũng là một trong các nguyên tắc của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam [26, Điều 4] Bởi chỉ có thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì mới có thể bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của Nhà nước và của các đương sự. Theo đó, pháp luật thi hành án dân sự

luôn xác định rất rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự và của những chủ

thể được giao thẩm quyền tổ chức thi hành án. Mặt khác, quy định rất chặt chẽ sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động tổ chức thi hành án dân sự. Liên quan đến lĩnh vực thi hành án tín dụng ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã ký kết Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 về phối hợp giữa hai ngành trong công tác thi hành án dân sự. Nội dung của Quy chế hướng đến: “Quy định nguyên tắc,

nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong q trình chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng” [38, Điều 1]. Hay Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng đã thiết lập hành lang pháp lý đế tiến hành việc giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay [36].

Tóm lại, mục tiêu cơ bản và quan trọng của pháp luật thi hành án tín dụng ngân hàng chính là thiết lập hành lang pháp lý để trên cơ sở đó, cơ quan thi hành án dân sự có thể tiến hành các hoạt động nhằm tổ chức thực hiện nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành án nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án - ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 53)