Những ưu điêm của cơng tác thi hành án tín dụng ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 103 - 106)

dụng ngân hàng tại Việt Nam

Trong những năm qua, hệ thống các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật có liên quan ngày càng được quan tâm sửa đổi, bổ sung, hồn thiện, góp phần giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Nhờ đó, kết quả thi hành án tín dụng, ngân hàng năm sau cao hon năm trước, đảm bảo thực chất và ngày càng bền vững, cơ bản đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp giao. Năm 2020, thi hành xong 4.760 việc, thu được số tiền là 32.669 tỷ 964 triệu 154 nghìn đồng (đạt tỳ lệ 24,24% về việc, 31,72% về tiền); 06 tháng đầu năm 2021, thi hành xong 2144 việc, thu được số tiền là 11.851 tỷ 760 triệu 169 nghìn đồng (đạt tỳ lệ 10,51% về việc, 17,23% về tiền) [4]. Theo một số liệu thống kê trong đầu năm 2022 khác, “về kết quả thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính, toàn hệ thống đã thi hành xong là 493.971 việc, đạt tỉ lệ 75,81%, tương ứng với trên 45.700 tỷ đồng. Đã thi hành xong 455/944 bản án, quyết định, tăng 92 bản án, quyết định so với cùng kỳ; đang tiếp tục thi hành 489 bản án” [3].

Ngoài ra, tại các địa bàn có sơ lượng vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng lớn như thành phố Hà Nội, qua tìm hiểu cho thấy, “Tổng số việc và giá trị phải thi hành án tín dụng ngân hàng tại Hà Nội chiếm khoảng 1/5 trong tổng số của cả nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thi hành án tín dụng ngân hàng cả về việc và giá trị tại Hà Nội đều tăng nhanh so với cùng kỳ hàng năm, đặc biệt là về giá trị. Thực tế cho thấy, các khoản nợ xấu cần thu hồi của các tổ chức tín dụng ngân hàng ngày càng nhiều, tỷ lệ giá trị phải thi hành án tín dụng ngân hàng so với tổng số phải thi hành án dân sự nói chung tại Hà Nội chiếm khoảng 70% và số việc phải thi hành chiếm gần 20% số việc phải thi hành án dân sự tại Hà Nội... Số lượng việc thi hành án liên quan đến các tổ chức tín dụng ngân hàng chiếm số lượng ít trong tổng số lượng việc phải thi hành (chiêm xấp xỉ 8,2 %) nhưng giá trị thi hành lại chiếm tỷ lệ rất lớn (gần 60,28%) trong tổng số giá trị phải thi hành án dân sự tại thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, số tiền phải thi hành án tín dụng ngân hàng tăng đột biến từ 11 nghìn tỷ đồng năm 2017, 18 nghìn tỷ đồng năm 2018 và tăng đột biến vào năm 2019 là 26 nghìn tỷ đồng”

Có thê thây răng, việc thi hành án tín dụng ngân hàng đạt được những thành tựu nhất định trong thời gian qua. Điều này một mặt từ sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, sự co gang nỗ lực của đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ như thông tin liên lạc, hệ thống công nghệ thông tin... đã giúp cơ quan thi hành án dân sự cắt giảm đáng kể thời gian, công sức cho các công tác thống kê sổ sách, giấy tờ, để có thể tập trung cho các hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án tín dụng ngân hàng nói riêng.

Ngồi ra, cũng cần phải nói đến ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của những đối tượng phải thi hành án cũng đã nâng lên. Do đó, phần nào việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn. Có lẽ, do cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phát huy hiệu quả và đã tác động dần đến suy nghĩ, hành động của những người phải thi hành án tín dụng ngân hàng. Vì thế, những người phải thi hành án tín dụng ngân hàng đã

có những hành vi ứng xử phù hợp và họp tác hơn với cơ quan thi hành án dân sự.

Những thành công trên cho thấy, hệ thống pháp luật thi hành án dân sự đã và đang được thực hiện hiệu quả và tiếp tục có thể sử dụng trong thời gian trước mắt và lâu dài hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)