Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 51)

hành án tín dụng ngân hàng khơng có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ để nhận biết yếu tố của ngân hàng có phải là ngân hàng nước ngồi hay khơng thường thể hiện qua dấu hiệu chủ thể là người nước ngoài, thành lập ở nước ngoài, tài sản ở nước ngồi... Nhìn chung, thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tố nước ngồi thường phức tạp, rẳc rối hơn so với thi hành án tín dụng ngân hàng của các ngân hàng được thành lập tại Việt Nam. Bởi lẽ, các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự như việc xác minh địa chỉ, tài sản hay phải chờ đợi ủy thác tư pháp... đều mất thời gian, cơng sức và khó tổ chức thực hiện hơn.

1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YỂU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG DỤNG NGÂN HÀNG

1.2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng hành án tín dụng ngân hàng

Trước hết, cần khẳng định, thi hành án tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động rất quan trọng và khó khăn của công tác thi hành án dân sự tại Việt Nam. Cho dù

lớn so với sô lượng vụ việc mà cơ quan thi hành án dân sự tố chức thi hành hằng năm nhưng việc thi hành lại tương

đối khó khăn, phức tạp. Nên phần nào có thể lấy hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng làm thước đo để đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự hay đánh giá về hiệu quả cúa công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Do đó, có thể sử dụng một số tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng:

- Tiêu chí dựa trên tỷ lệ thi hành về việc và giá trị tiền thu được:

Tiêu chí đánh giá về việc và giá trị tiền thu được là một tiêu chí rất cơ bản và quan trọng đối với mọi vụ việc được đưa ra tổ chức thi hành án dân sự. Nên tiêu chí này đương nhiên có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng. Bởi suy cho cùng, như đã phân tích, hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng chính là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự một mặt để đảm bảo sự công bằng trong xã hội và đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và mặt khác, giúp cho các ngân hàng có thể thu hồi lại các khoản

nợ trong những tranh châp liên quan đên hợp đơng tín dụng. Như vậy, tỷ lệ thi hành về việc và giá trị tiền thu được càng lớn càng thể hiện việc cơ quan thi hành án đã thực hiện tốt nhiệm vụ và đã thu hồi triệt để những khoản nợ trong các họp đồng tín dụng. Cịn đối với ngân hàng, đương nhiên được hưởng lợi.

- Tiêu chí đánh giá dựa trên tiến độ giải quyết việc thi hành án:

Hiện nay, thủ tục thi hành án dân sự được quy định rất chi tiết, đầy đủ, rõ ràng trong Luật thi hành án dân sự và những văn bản liên quan [42, tr. 115 - 154]. Tuy nhiên, “thi hành án dân sự là một q trình khó khăn, phức tạp và kéo dài”[ 14, tr. 58] nên đòi hỏi cơ quan thi hành án dân sự phải áp dụng pháp luật rất linh hoạt và đặc biệt trong các trường hợp vụ việc liên quan đến những khoản vay có tài sản đảm bảo. Từ thực tiễn các hoạt động tín dụng hiện nay cho thấy, hầu hết các vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng thường là những khoản vay đã có tài sản đảm bảo rất chắc chắn. Nên nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự không chỉ là xác minh về điều kiện, khả năng thanh tốn khoản nợ mà cịn phải xử lý đối với các tài

sản đảm bảo khi đương sự không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo hợp đồng tín dụng. Do đó, thời gian giải quyết một vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng thường khá dài và phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, để việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng có hiệu quả, địi hỏi Chấp hành viên phải tiến hành giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật nhưng vẫn phải chú ý đảm bảo về mặt thời gian thi hành án. Có như vậy, mới có thể giải quyết nhanh chóng, dứt điểm vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng và hạn chế tình trạng số lượng án bị tồn đọng qua nhiều năm.

L22. Cac yếu tô ảnh hưởng đến hieu qua thi hanh án tín dụng ngân hàng

Thi hành án tín dụng ngân hàng là hoạt đơng khó khăn, rắc rối, phức tạp và có liên quan đến rất nhiều chủ thể khác nhau. Mặt khác, chính vì việc thi hành án tín dụng

ngân hàng khó khăn, phức tạp nên buộc phải thục hiện theo

trình tụ, thủ tục do pháp luật quy định. Ngoài ra, q trình tố chức thi hành án tín dụng ngân hàng cịn chịu sụ tác đơng, ảnh hường cùa nhiều yếu tố khác nhau. Trong dó,

nghiên cứu cho thây, các yêu tô cơ bân ánh hường đên thi

hành án tín dụng ngân hàng như sau:

Thứ nhất, ảnh hưởng từ các quy định của pháp luật

về thi hành án dân sự:

Đây có lẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng. Bởi lẽ, như đã biết, thì hành án tín dụng ngân hàng là hoạt động được tiến hành bài bản, quy củ theo những trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Vậy nên, bất kỳ sự thay đổi, điều chỉnh

của pháp luật đều liên quan, ảnh hưởng rất lớn đối với công tác thỉ hành án tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tại Việt

Nam, thông thường pháp luật hay thay đối trong thời gian ngắn. Đó cịn chưa kể đến các văn bản dưới luật thường xuyên được ban hành và lại liên tục được điều chỉnh thay thế bời những văn bản pháp luật khác. Chính vì thế, hoạt đơng thi hành án dân sư chịu sự tác động rất lờn từ hệ thống pháp luật thực dịnh. Nên có lẽ, để hoạt động thi hành

án tín dụng ngân hàng nói riêng và thi hành các vụ việc khác nói chung có hiệu quả thì việc xây dựng hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự cần có sự đồng bộ, thống

ngẫm khi nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói

riêng.

Thứ hai, phụ thuộc rất lớn vào Chấp hành viên:

Neu như Thẩm phán giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình xét xử giải quyết tranh chấp về họp đồng tín dụng thì Chấp hành viên là người giữ vai trò gần như quyết định kết quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng. Nói như vậy là vì Chấp hành viên chính là người trực tiếp chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động liên quan đến

thì hành án tín dựng ngân hàng. Từ khi tiếp nhân hồ sơ vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng, Chấp hành viên đã

phái nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các thủ tực như lảm

việc vời các đương sự, xác minh điều kiện thi hành án, cân

nhắc áp dụng các biện pháp bảo đám hay áp dụng các biện

pháp cường chế phù hợp vời vụ việc thi hành án... Do đó, sự thành cơng hay thất bại cửa vụ việc thi hành án tín dựng ngân hàng liên quan rất lờn dến các vấn dề từ phẩm chất

đạo đức hay năng lực tổ chức thực hiện của Chấp hành viên.

Trên thực tê, các vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng thường khó khăn, rắc rối, phức tạp nên địi hỏi Chấp hành viên phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết pháp luật rất vững vàng. Đặc biệt, thi hành án tín

dụng ngân hàng thường liên quan đến các nguồn tài sản có giá trị kinh tế rất lờn, vây nên, có thế xáỵ ra các trường

hợp, một trong các bên dương sư tìm cách mua chuộc bằng

vạt chất đối với Chấp hành viên. Nên vấn đề đạo đức, sự chính trực, liêm khiết, nghiêm mình ln là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng và đỏi hỏi bắt buộc Chấp

hành viên phái có. Và chỉ có đầy đủ các yếu tố trên, Chấp hành viên mới có thể đàm báo thi hành dứng các nội dung cùa bản án, quyết dịnh dể đâm bảo sự nghiêm minh, khách

quan, công bằng của pháp luật.

Thứ ba, phụ thuộc vào ý thức tuân thủ pháp luật của

đương sự và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng:

Ngồi những yếu tố như phụ thuộc vào hệ thống pháp luật hay năng lực của Chấp hành viên thì có thể nói, ý thức tuân thủ pháp luật của các đương sự mới là yếu tố quan trọng nhất của việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân

hàng có thành cơng hay khơng. Bởi lẽ, q trình tơ chức thi hành án tín dụng ngân hàng trực tiếp tác động đến tài sản và quyền tài sản của đương sự. Vậy nên, đương sự đương nhiên không mong muốn những thiệt hại từ q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng cho dù đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với phía bên kia. Nên trên thực tế, đương sự thường tìm mọi cách chống đối quyết liệt q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng. Và trong nhiều trường hợp, khơng chỉ có đương sự, những người có liên quan đến q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng như người đang nắm giữ tài sản là đối tượng thi hành án, người biết thông tin về các tài sản của người phải thi hành án... cũng có thể khơng hợp tác với cơ quan thi hành án dân sự. Do đó, hiệu quả của cơng tác thi hành án tín dụng ngân hàng liên quan và chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự hợp tác, phối hợp hay tự giác, tự nguyện thi hành án của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Chính vì vậy, để việc thi hành án nói chung hay thi hành án tín dụng ngân hàng diễn ra thuận lợi, Chấp hành viên luôn quan tâm rất lớn đến vấn đề vận động, thuyết phục các đương sự và

tìm kiêm sự hô trợ, giúp đỡ từ những cá nhân, cơ quan, tơ chức có liên quan đến q trình thi hành án.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau khi nghiên cứu những nội dung tại chuơng 1, tác giả luận văn rút ra một số kết luận như:

Một ỉà, thi hành án tín dụng ngân hàng là đề liên

quan đến cả hai lĩnh vực pháp luật ngân hàng và pháp luật thi hành án dân sự. Nói chính xác, các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng khi phát sinh tranh chấp và được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu

lực của cơ quan xét xử có thẩm quyền sẽ được đưa ra tổ chức thi hành án dân sự. Như vậy, đến đây, cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan chuyên trách của Nhà nước sẽ thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định liên

quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Hai là, có thể quan niệm thi hành án tín dụng ngân

hàng giống như cơ chế để thu hồi nợ cho các ngân hàng. Bởi lẽ, chỉ thông qua hoạt động tổ chức thi hành án tín

dụng ngân hàng, các khoản nợ của khách hàng đối với ngân hàng mới có thể được thu hồi theo đúng quy định của pháp

luật. Hay đây là cách thức xử lý nợ theo đúng quy định của pháp luật để trả lại quyền, lợi ích hợp pháp cho ngân hàng.

Do đó, đây là một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể sử dụng khi cần thu hồi khoản nợ mà khách hàng vay nhưng không trả được.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)