Môi trường thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 122 - 125)

Là quốc gia đang phát triển và không ngừng hội nhập sâu rộng với quốc tế, môi trường thương mại Việt Nam có sự tham gia của khá nhiều chủ thể. Trong đó,

những nhà đầu tư thứ cấp (đặc biệt các nhà đầu tư mới tham gia - F0 thường chiếm tỳ lệ rất lớn) đến những nhà đầu tư chun nghiệp (cơng ty tài chính, cơng ty chứng khốn, cơng ty bất động sản, các ngân hàng thương mại, những người có các chứng chỉ hành nghề trong các lĩnh vực tài chính - chứng khốn - bất động sản...) hay những nhà đầu tư ngoại muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam. Điều đó phần nào cho thấy sức hút rất lớn của môi trường thương mại hiện nay tại Việt Nam đối với các nhà

đầu tư [20, tr. 89 - 93].

Tuy nhiên, cùng với sự đa dạng của các nhà đầu tư tham gia lại có thể tiềm ẩn những rủi ro rất lớn cho môi

trường thương mại Viêt Nam nêu như khơng có sự điêu tiêt kịp thời của Nhà nước. Vì vậy, một trong những chủ thể khơng thể thiếu và giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm mục đích ổn định mơi trường thương mại chính là Nhà nước. Trên thực tế, Nhà nước tác động và tham gia vào môi trường thương mại Việt Nam bằng nhiều hình thức như ban hành các chính sách, pháp luật để điều tiết các loại thị trường hay sử dụng bàn tay vơ hình là các cơng ty tài chính, các ngân hàng thương mại... trực tiếp tham gia đầu tư trên các thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thông thường, các yếu tố tác động của mơi trường thương mại là

các quan hệ tài chính, quan hệ tín dụng... do đó, các cơng cụ của kinh tế vĩ mô được Nhà nước vận hành rất linh hoạt♦ • • • qua các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ... Từ đó, Nhà nước nhanh chóng điều tiết và bình ổn mơi trường

thương mại khi cần thiết [20, tr. 89 - 93].

Ngoài ra, trong giai đoạn kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khi chuẩn mực thương mại ngày càng được quan tâm, chú ý thì các u cầu về văn hóa và đạo đức kinh doanh càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đối

với môi trường thương mại của Việt Nam hiện nay, các vân đề về văn hóa và đạo đức kinh doanh dường như vẫn còn khá xa lạ với phần lớn doanh nghiệp và nhà đầu tư của Việt Nam. Khơng ít doanh nghiệp của Việt Nam còn chưa hiểu rõ triết lý kinh doanh tư bản hiện đại hoặc có thể chỉ vì quá quan tâm đến vấn đề lợi nhuận thu được nên ngay từ khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã chỉ tìm mọi cách để có thể nhanh chóng thu được thật nhiều lợi nhuận chứ chưa quan tâm đến việc phát triển doanh nghiệp

lâu dài. Đây cũng là sự khác biệt giữa doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam với các doanh nghiệp mới thành lập tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức... Hầu hết các quốc gia tư bản đều tập trung xây dựng tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp, do vậy, khi các doanh nghiệp tại nước ngoài sản xuất, cung cấp một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà sau đó phát hiện có lỗi thì đã nhanh chóng, vội vàng thu hồi và bồi thường thỏa đáng cho khách hàng để nhằm mục đích giữ gìn, khẳng định uy tín của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy, dù ở nước ta có số lượng doanh nghiệp khá lớn nhưng những doanh nghiệp tự khẳng định

bằng uy tín, danh tiếng dường như cịn khiêm tốn [20, tr. 89 -93].

Từ đó cho thấy, môi trường thưong mại Việt Nam mặc dù có nhiều triển vọng phát triển nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững. Đồng thời, các hành vi có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khá nhiều. Đây cũng là các nguyên nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)