Những hạn chế của công tác thi hành án tín dụng ngần hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 106 - 118)

dụng ngần hàng tại Việt Nam

Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu, cơng tác thi hành án tín dụng ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng cịn tồn tại khơng ít hạn chế. Qua tìm hiểu cho thấy, “bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thi hành án tín dụng, ngân hàng như: số lượng việc và tiền phải thi hành ngày càng cao; nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, khó thi hành; một số quy định pháp luật còn chồng chéo; việc bán đấu giá tài sản không thành khá phổ biến dẫn đến quá trình tổ chức thi hành án bị kéo dài ; ý thức chấp hành pháp luật của công dân, tổ chức chưa cao; công tác phối hợp trong thi hành án chưa thực sự hiệu quả. Trong đó, số vụ việc xử lý tài sản bảo đảm nhưng không

thu đủ sô tiên phải thi hành án cho các tơ chức tín dụng cịn nhiều” [4].

Ngồi ra, trong q trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng, Chấp hành viên còn gặp phải khá nhiều khó khăn, vuớng mắc, bất cật đến từ:

Thứ nhất, liên quan đến việc xét xủ' của Tòa án: Từ

thực tiễn thi hành án tín dụng ngân hàng cho thấy, một số truờng họp bản án, quyết định của Tịa án khơng tun cụ thể nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp của bên thứ ba trong Hợp đồng tín dụng; khơng đưa người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng và chậm giải thích bản án, quyết định đã tun; khơng phân định rõ được phần quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, không xác minh kiểm tra thực tế tài sản mà xét xử căn cứ hợp đồng thế chấp tài sản dẫn đến khó khăn trong quá trình thi hành án. Ví dụ: Khi tổ chức tín dụng nhận tài sản thế chấp là động sản (ô tơ, mơ tơ, máy móc, thiết bị, tàu thuyền, xà lan...) chỉ giữ giấy tờ, không giữ tài sản dẫn đến bên có tài sản đã cất giấu tài sản. Khi xét xử, Tòa án chỉ căn cứ vào nội dung của hợp đồng thế chấp để giải quyết. Đen giai đoạn thi hành án tín dụng

ngân hàng, cơ quan thi hành án dân sự gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản do khơng truy tìm được tài sản hoặc chậm có kết quả. Trường hợp khác như, thực tế diện tích đất có

17 hộ dân vẫn sinh sống từ xưa đến nay, nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên công ty A. Khi cơng ty A bị Tịa án tun trả cho ngân hàng 20 tỷ, nếu khơng trả nợ thì xử lý tài sản thế chấp 17 hộ vẫn sinh sống. Khi xét xử Tòa án chỉ căn cứ hợp đồng thế chấp để xét xử mà không xác minh kiểm tra thực tế, đến giai đoạn thi hành án, xác minh tài sản thì diện tích đất thực tế lớn hơn so với• • giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi thế chấp chỉ có nhà cấp 4 hoặc 01 tầng, 2 tầng nhưng đến thời điểm xử lý tài sản đảm bảo thi hành án đã xây thêm 4 hoặc 5 tầng [4].

Do vậy, Chấp hành viên khó có thể tổ chức thi hành án trong các trường hợp này.

Thứ hai, việc hoãn thi hành án trong trường hợp Tòa

án thụ lý tranh chấp liên quan để tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực thi hành tun kê biên, xử lý để đảm bảo thu hồi khoản nợ cho tổ chức tín dụng: Việc xử lý tài sản bảo đảm được các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo đúng nội dung bản án, quyết

định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, đê kéo dài và trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, nhiều đuơng sự khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy định tại điểm d khoản 1, Điều 48 của Luật Thi hành án dân sự, làm cho việc thi hành án bị kéo• • X ♦ • dài. Vỉ dụ: Bản án tun cơng ty SMK có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng số tiền 16,4 tỷ đồng, nếu cơng ty SMK khơng trả được nợ thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 47 quận X, thành phố Y của ông H để thu hồi nợ cho ngân hàng theo quy định pháp luật (sau khi cấn trừ giá trị tài sản bà T là vợ ơng H đóng góp). Trên thực tế, tài sản thế chấp là tài sản riêng của ông H, trước khi kết hôn với bà T. Tuy nhiên, nhiều lần, bà T khởi kiện tranh chấp chia tài sản với ông H, dẫn đến cơ quan thi hành án dân sự phải nhiều

lần hoãn thi hành án. Trên thực tế, việc Tòa án giải quyết các tranh chấp đó cũng khơng làm thay đổi kết quả xét xử của các bản án, quyết định (liên quan đến xử lý tài sản thế chấp) đang có hiệu lực thi hành án. Tuy nhiên, khi nhận được thơng báo thụ lý của Tịa án, nếu cơ quan thi hành án

dân sự không ban hành quyêt định hoãn thi hành án theo điểm d, khoản 1, Điều 48 của Luật Thi hành án dân sự sẽ đối diện với khiếu nại của đương sự hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát. Khó khăn trên cũng xuất phát từ việc pháp luật thi hành án dân sự chưa có quy định cụ thể về việc hỗn thi hành án hoặc tiếp tục xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này [4].

Thứ ba, về việc lập hồ sơ cho vay của các ngân hàng:

Việc thẩm định giá trị tài sản thế chấp ban đầu của ngân hàng chưa đúng thực tế (diện tích chênh lệch, tài sản thấp hơn so với nghĩa vụ bảo đảm), khi cho vay không kiểm tra hiện trạng tài sản, chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có tài sản. Điều này gây khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự trong việc xử lý tài sản (đo vẽ, xác định vị trí, tài sản bảo đảm giảm giá nhiều

lần không cỏ người mua,...); kéo dài thời gian tổ chức thi

hành vụ việc như: Chấp hành viên phải cho đương sự thỏa thuận việc xử lý diện tích thực tế hoặc diện tích khơng bị• • • • • • 4—2 • chồng lấn, mới tiến hành kê biên, xử lý tài sản hoặc yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích hoặc đề nghị Tịa

án có thâm quyên xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm... [4]

Thứ tư, về xác định quyền xử lý tài sản thế chấp bảo

lãnh khoản vay cho bên thứ ba: Quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản bảo đảm được xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi tổ chức thi hành án có nhiều ý kiến cho rằng phải xử lý hết tài sản của người phải thi hành án mới xử lý tài sản thế chấp (tài sản bảo đảm) của bên thứ ba dẫn đến Chấp hành viên lúng túng trong việc xử

lý tài sản thế chấp của bên thứ ba. Ví dụ: Bản án của Tịa án nhân dân quận c tuyên công ty trách nhiệm hữu hạn A phải trả ngân hàng số tiền nợ gốc 5 tỷ đồng và 625 triệu

đồng tiền lãi, nếu cơng ty A khơng trả tiền thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền kê biên, phát mại tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ông H tại phường 12 quận c theo hợp đồng thế chấp tài sản số 18/2015 (bảo lãnh khoản vay 5 tỳ đồng của cơng ty). Sau khi án có hiệu lực, ngân hàng làm đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 14/02/2017, cơ quan thi hành án

dân sự quận c đã ra quyêt định thi hành án và thông báo vê việc sẽ kê biên xử lý tài sản của ông H. Ồng H (người bảo lãnh) cho ràng cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý tài sản của cơng ty A vì cơng ty A vẫn có tài sản, nếu khơng đủ thì mới được xử lý tài sản của ông H. Cơ quan thi hành án dân

sự cho rằng, nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án mà công ty A không thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự quận c có quyền kê biên, xử lý tài sản của ông H để thu hồi nợ cho ngân hàng mà không phụ thuộc vào việc công ty A có điều kiện thi hành án hay khơng. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh ơng H có quyền yêu cầu công ty A thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh mà ông H đã thực hiện theo quy định tại Điều 340 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ ràng trong việc xác định tư cách của người thứ ba thế chấp tài sản (là người có nghĩa vụ liên quan hay người phải thi hành án) cũng dẫn đến khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự khi xử lý tài sản của người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản. Đặc biệt là trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự nhận được Quyết định mở thủ tục phá sản đối với người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản, có quan điểm cho

rằng tư cách pháp lý của họ là người phải thi hành án thì phải áp dụng điểm g, khoản 1, Điều 50 cùa Luật Thi hành án dân sự để ra Quyết định đình chỉ thi hành án, như vậy sẽ không xử lý được tài sản. Do hiện nay chưa có quy định cụ thể trong trường hợp này nên còn nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau [4].

Thứ năm, xác định giá tài sản bảo đảm: Quy định tại

Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Điều 26 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/ 2015, Chấp hành viên sẽ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên nhằm hạn chế phát sinh chi phí của ngân hàng và các bên đương sự. Trong khi Điều 28, Điều 29 của Luật Giá năm 2012 quy định về hoạt động thẩm định giá, phạm vi hoạt động thẩm định giá không quy định giới hạn về phạm vi hoạt động thẩm định giá của tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá. Như vậy, việc giới hạn tổ chức thẩm định giá phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố đã làm hạn chế cơ hội lựa chọn được tổ chức định giá có đủ uy tín, năng lực để thực hiện định giá tài sản. Nhiều địa phương

thâm định giá còn yêu, dân đên chât lượng thâm định giá chưa cao, nhất là đối với tài sản đặc thù như dây chuyền sản xuất... Ngồi ra, liên quan đến chi phí xác minh, xử lý tài sản, mặc dù ngân sách Nhà nước tạm ứng tiền chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành án dân sự nhưng có những đơn vị chỉ đù tạm ứng cho một vụ việc giá trị lớn, thiếu kinh phí tổ chức thi hành án, cưỡng chế dẫn đến hiệu quả thi hành án chưa cao [4].

Thứ sáu, về thanh tốn khoản thuế, phí khi xử lý tài

sản bảo đảm: Khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu sẽ phát sinh các nghĩa vụ về thuế. Liên quan vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Cơng văn số 5477/BTC-TCT ngày

14/5/2019 hướng dẫn về thu thuế theo Nghị quyết 42, theo đó “Tổ chức tín dụng thỏa thuận đối với các bên liên quan về cách thức thanh toán các khoản thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm theo nội dung Thông báo số 106/TB-VPCP ngày 22/3/2019 của Văn phịng Chính phủ”. Trong trường hợp số tiền bán tài sản

bảo đảm không đủ thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng, khơng cịn để thanh toán nghĩa vụ thuế. Cơ quan thi hành án dân

thúc được hô sơ, hiệu quả từ việc bán tài sản thi hành án đê thu hồi nợ giảm sút; nếu ngân hàng phải nộp thuế làm giảm số tiền thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho cả bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm [4].

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2, tác giả luận văn rút ra một số kết luận như sau:

Một là, thi hành án tín dụng ngân hàng được thực

hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật thi hành án dân sự. Đây là cơ sở để đảm bảo việc thi hành án tín dụng ngân hàng được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành

án mà thơng thường là các ngân hàng. Ngồi ra, việc quy định cụ thể, chi tiết trình tự, thủ tục thi hành án tín dụng ngân hàng giúp cho việc tổ chức thực hiện diễn ra bài bản, thuận lợi và hiệu quả.

Hai ỉà, thi hành án tín dụng ngân hàng thường liên

quan đến các quan hệ tài chính. Bởi lẽ, hầu hết các họp đồng tín dụng đều liên quan đến tài sản giữa bên vay là khách hàng và bên cho vay là ngân hàng. Do đó, việc thi hành án tín dụng ngân hàng khá rắc rối, phức tạp và dễ phát

sinh sự chống đối quyết liệt của người phải thi hành án.

Ba là, mặc dù đã rất nồ lực, cố gắng, thế nhưng cần phải thẳng thắn thừa nhận, hoạt động thi hành án tín dụng

ngân hàng vân cịn tơn tại khơng ít hạn chê, vướng măc và bất cập. Do đó, cần có sự nghiên cứu các nguyên nhân dẫn

đến sự hạn chế, vướng mắc, bất cập, để từ đó, có các giải pháp khắc phục phù hợp. Có như vậy, hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn thi hành án tại Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về thi hành án trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)