1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Trải nghiệm sáng tạo
Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người
khác và với môi trường của mình. [22] Quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện ngay các kỹ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm kỹ năng sống theo quan niệm của UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Quan niệm của UNICEF nhấn mạnh rằng kỹ năng khơng hình thành và tồn tại một cách độc lập mà trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kỹ năng mà một người có được (ví dụ về nội dung thương lượng). Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích với thái độ có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng (Ví dụ, thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kỹ năng biết biểu hiện sự tôn trọng với người khác).
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy TNST bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của trải nghiệm sáng tạo là tự rút kinh nghiệm từ thực tế, tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, từ những trải nghiệm trong thực tiễn con người hình thành nên những kỹ năng sống có khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
+ Kỹ năng sống khơng phải tự nhiên có được mà hình thành trong q trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện TNST trong cuộc sống. Qúa trình hình thành kỹ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
+ Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân, kỹ năng sống mang tính xã hội vì kỹ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn và phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và dân hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Trải nghiệm, theo quan điểm của nhà triết học người Nga Soloviev V.S, “là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ
năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Theo Platon K.K. nhận định, “trải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong q trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng và thói quen.
Sáng tạo, hay còn gọi là năng lực sáng tạo thường được sử dụng đồng
nghĩa với sự biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới,… “Sáng tạo là một tổ hợp các năng lực cho phép con người tạo ra cái mới (sản phẩm, hành động hay những giải pháp mới) độc đáo, thích hợp, có ý nghĩa đối với sự phát triển của cá nhân (sáng tạo trên bình diện cá nhân).
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về HĐTNST: Theo đó, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm. HĐTNST là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hoá thành năng lực.[16] Trải nghiệm sáng tạo là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại theo yêu cầu xã hội hiện đại đặt ra, có liên quan đến việc làm, sức khỏe đến vấn đề xung đột và bạo lực của cá nhân, cộng đồng và xã hội.