Biện pháp 5:Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 95 - 97)

2.3.1 .Thực trạng nhận thức

3.2. Giải pháp quản lý hoạt độnggiáo dục trải nghiệm sáng tạo cho

3.2.5. Biện pháp 5:Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục

mỹ thuật ở các trường THCS

Mục tiêu biện pháp

Huy động và phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội …) trong cùng mục tiêu, một yêu cầu và cùng chung một phương thức giáo dục thì sẽ đem lại kết quả giáo dục to lớn. Do đặc điểm cha mẹ học sinh nhà trường chưa có sự nhận thức đúng về vấn đề này, họ thường quan tâm đến các đánh giá về điểm số nhiều hơn, nên việc tác động thúc đẩy HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật từ gia đình, xã hội sẽ gián tiếp làm tăng hiệu quả HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật cho học sinh trong nhà trường.

Nội dung biện pháp

Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Thanh Trì chính quyền địa phương trong địa bàn tuyển sinh của trường, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và các lực lượng tham gia HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật cho HS trong nhà trường

Cách thức thực hiện biện pháp

Để công tác phối hợp và phát huy các lực lượng trong tổ chức các HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật đạt kết quả cao Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện chỉ đạo tốt các mặt sau:

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay các tổ chức chính trị xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các

chương trình hay dự án. Hiệu trưởng nói riêng và cán bộ quản lý nói chung phải thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để làm tốt vai trị của mình trong cộng đồng. Người Hiệu trưởng có uy tín, năng lực là nguồn kích thích sự tham gia của các lực lượng giáo dục cho sự phát triển của nhà trường.

Bên cạnh việc tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của HĐGD TNST thơng qua mơn mỹ thuật đến việc hình thành các năng lực và phẩm chất nhân cách cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần thống nhất nội dung chương trình và yêu cầu của các hoạt động đối với HS để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động, phát huy tiềm năng trí tuệ, khả năng tay nghề của họ trong các hoạt động. Yêu cầu họ tạo điều kiện cho con em tham gia vào các hoạt động và ủng hộ về cơ sở vật chất nếu có điều kiện.

Nhà trường cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ HS những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường cho học sinh THCS.

Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, giáo dục gia đình mà tiêu biểu là các bậc cha mẹ HS có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo các điều kiện cho HS và tổ chức các HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật, hiểu rõ trách nhiệm của gia đình, tránh tình trạng khốn trắng cho nhà trường.

Gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐGD TNST thơng qua mơn mỹ thuật, nắm vững các quy định của nhà trường đối với học sinh, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia cùng nhà trường tổ chức một số HĐGD- TNST thông qua môn mỹ thuật trong khả năng, điều kiện cho phép.

Các trường phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương nơi HS cư trú để nắm tình hình học sinh một cách tồn diện. Những thơng tin trao đổi từ những cán bộ địa phương thông qua giáo viên chủ nhiệm, giúp nhà trường có thêm kênh thơng tin để đánh giá chính xác hơn về HS

của mình, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật cho phù hợp.

Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong giáo dục những giá trị truyền thống cho HS. Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương: bản sắc văn hoá dân tộc hàm chứa trong mỗi cộng đồng cụ thể, biểu hiện ra bằng phong tục, tập quán, lễ hội ... Nhà trường cần phối hợp với cộng đồng khai thác nội dung, đưa HS tham gia vào các hoạt động văn hố khác nhau, qua đó các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hương đất nước, được phát triển tồn diện...

Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng nhà trường phải biết tận dụng thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục để đạt được hiệu quả cao trong HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật.

Điều kiện thực hiện

Trong phối hợp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn với gia đình hàng ngày, dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái.

Tuyên truyền cho phụ huynh HS nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của HĐGD TNST thơng qua mơn mỹ thuật từ đó tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh cả về nội dung giáo dục cũng như hỗ trợ tài chính cho hoạt động.

3.2.6. Biện pháp 6: Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 95 - 97)