2.3.1 .Thực trạng nhận thức
2.6. Kết quả thực trạng và những hạn chế nguyên nhân
2.6.1. Những kết quả đạt được
Từ việc đánh giá, phân tích các kết quả khảo sát có thẻ thấy các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động dạy mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở Ngũ Hiệp đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Đặc biệt do làm tốt biện pháp quản lý sau đây:
- Nâng cao về nhận thức vị trí vai trị, tầm quan trọng của hoạt động GD TNST
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GD TNST cụ thể từng năm từng tháng - Tổ chức chỉ đạo hoạt động GD TNST thông qua các hoạt động dạy mỹ thuật
- BGH chú ý đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp tổ chức và các hình thức hoạt động GDTNST cho học sinh thông qua hoạt động giao dục mỹ thuât. Sự phối kết hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để triển khai các nội dung hoạt động GDTNST bước đầu thu được kết quả
2.6.2. Những hạn chế cơ bản
Qua công tác khảo sát về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GD TNST thông qua các hoạt động GD mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh trì cịn có những hạn chế sau:
- Mục tiêu giáo dục còn nặng nề so với học sinh;
- Sự phân bổ chương trình chưa phù hợp với thời lượng môn học và năng lực học sinh;
- Phương tiện dạy học, học liệu, cơ sở vật chất phục vụ GD TNST còn hạn chế
- Còn nặng nề về hình thức, chưa chú trọng khai thác nội dung và sự chuyển biến về nhận thức, thái độ, tình cảm của học sinh.
- Giáo dục trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục liên mơn mang tính sáng tạo cao trong phối hợp phương pháp hình thức tổ chức nhằm giúp cho học sinh tự khám phá, tự sáng tạo trong khi năng lực giáo dục trải nghiệm sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế dẫn tới kết quả hoạt động giáo dục chưa được như mong muốn
- Các hình thức đánh giá và cơng cụ đánh giá kết quả hoạt động còn đơn điệu.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua các kết quả khảo sát hoạt động GDTNST thông qua hoạt động GD mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở Ngũ Hiệp, có thể thấy:
Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trị về tầm quan trọng về tầm quan trọng của hoạt động GDTNST đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là hoàn toàn đúng đắn. Đa số nhận thức đúng về vị trí , vai trị của các lực lượng làm cơng tác tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo thông qua giờ học mỹ thuật.
Hầu hết, học sinh đều hứng thú với các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, tích cực chủ động tham gia vào việc thiết kế, xây dựng và triển khai các nội dung hoạt động. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo.
Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo đã có nhưng kết quả thực hiện chưa cao, Mục tiêu, nội dung giáo dục còn chưa phù hợp với năng lực học sinh, chưa có sự đầu tư thỏa đáng về các điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, Năng lực đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thơng qua mơn học cịn hạn chế đặc biệt hạn chế trong tích hợp liên mơn, một số giáo viên cịn lung túng trong việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD TNST.
Chƣơng 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN MỸ THUẬT