Phương pháp giáo dục trải nhiệm sáng tạo thông qua môn mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 39 - 42)

1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở

1.3.3. Phương pháp giáo dục trải nhiệm sáng tạo thông qua môn mỹ

ở trường Trung học cơ sở

PPDH là cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu bài học.Giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường Trung học cơ sở thông qua môn mỹ thuật có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có những tác động tích cực riêng phù hợp với việc kết hợp môn mỹ thuật trong giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

1. Phương pháp quan sát: giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác

quan để tri giác có mục đích đối với các đơí tượng trong tự nhiên và xã hội mà khơng có sự can thiệp vào các q trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó. Với phương pháp này, dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh sẽ quan sát sự vật hiện tượng với mục tiêu cụ thể

2. Phương pháp trực quan: Với phương pháp này, giáo viên sử dụng tranh ảnh hay video clip ,thăm quan bảo tàng để phục vụ nội dung và mục tiêu của bài dạy, thông qua chúng người giáo viên dễ dàng truyền đạt vấn đề tới học sinh hơn và người học sinh cũng dễ tiếp nhận kiến thức hơn , hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn.

3. Phương pháp hỏi đáp đàm thoại: là phương pháp trong đó người dạy

tổ chức đối thoại, trao đổi ý kiến, đưa ra tình huống có vấn đề để người học giải quyết vấn đề thơng qua việc trao đổi ý kiến, tranh luận nhóm, thơng qua đó người học được củng cố, bổ sung kiến thứ mới và cách giải quyết vấn đề mới. Trong giáo dục hoạt động trải nghiệm thông qua mơn mỹ thuật thì tình huống có vấn đề đây là các nội dung yêu cầu trong mỹ thuật về phối cảnh, về chủ đề… bắt buộc học sinh phải đưa ra các ý tưởng về tranh vẽ và cùng tranh luận.

4. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Với phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra các tình huống có vấn đề liên quan tới chủ đề giáo dục trải nghiệm sáng tạo yêu cầu học sinh thể hiện ý tưởng qua tranh vẽ. Với

phương pháp này, học sinh được thể hiên ý tưởng giải quyết vấn đề của mình thơng qua hình ảnh, tư duy nghệ thuật về ý tưởng mà học sinh thoát ý qua tranh vẽ giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách thoải mái.

5. Phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm: Lột tả một tác phẩm qua

tư duy sáng tạo thể hiện dưới một tác phẩm nghệ thuật của học sinh học mỹ thuật.

6. Phương pháp luyện tập thực hành: Với bất cứ bài vẽ nào thì phương

pháp này đều được áp dụng sau khi học sinh đã nắm được các kiến thức một lý thuyết. Phương pháp này giúp học sinh vận dụng kiến thức và thể hiện được kỹ năng của mình thơng qua thực hành. Mục tiêu của môn mỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm được kỹ năng kỹ xảo thể hiện qua bức vẽ và học sinh chỉ có được kỹ năng kỹ xảo thông qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với phương pháp này, học sinh thể hiện hết khả năng tình cảm của mình vào bức vẽ sinh động sáng tạo hơn.[13]

Các phương pháp trên có tác động tích cực phù hợp với việc giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thơng qua mơn Mỹ thuật có những năng lực sau:

Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách chủ

động; Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thơng qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè,…trong học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết.

Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm… và biết sáng tạo ra cái đẹp.

Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hịa với mơi

trường; biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần.

Năng lực trải nghiệm khi các em làm việc với những chủ đề liên quan

đến kinh nghiệm đã có của bản thân;

Năng lực biểu đạt: giúp học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn

đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân;

Năng lực phân tích và trình bày: Thơng qua các hoạt động trình bày về

tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện tác phẩm;

Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận

và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mỹ thuật, đánh giá những gì đã làm được, có như mong muốn hay khơng?

Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để

giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Năng lực tính tốn: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, cơng

cụ tốn học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử

dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thơng tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thơng trên mơi trường mạng một cách có văn hóa.

Bên cạnh những phẩm chất và năng lực chung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng tới mục tiêu là một số năng lực đặc thù sau: Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động; Năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân;

Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; Năng lực tự định hướng nghề nghiệp; Năng lực khám phá và sáng tạo,…[13]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)