Biện pháp 4: Điều chỉnh tăng cường giờ học hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 92 - 95)

2.3.1 .Thực trạng nhận thức

3.2. Giải pháp quản lý hoạt độnggiáo dục trải nghiệm sáng tạo cho

3.2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh tăng cường giờ học hoạt động trả

sáng tạo thông qua môn Mỹ Thuật

Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường giờ học giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua môn mỹ thuật

Nội dung biện pháp

Căn cứ vào nội dung kiến thức và thời lượng dạy học được lấy ra từ các môn học tương ứng, các tổ/nhóm chun mơn cùng thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các chủ đề giáo dục trải nghiệm sáng tạo thông qua môn mỹ thuật (chẳng hạn có thể dành cho mỗi chủ đề khoảng 1 tuần). Trong thời gian đầu, có thể chỉ lựa chọn để xây dựng và tổ chức dạy học khoảng 02 chủ đề/học kỳ.

Cách thức thực hiện biện pháp

Quản lý chương trình, nội dung.

Hiện nay nội dung giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở chưa được đưa thành khung chương trình thống nhất mà mỗi Cơ sở giáo dục tùy theo mục tiêu và điều kiện mà “định hướng” đưa ra nội dung, chương trình cho riêng mình. Ở các cơ sở giáo dục hiện nay nội dung giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở dạy lồng ghép trong các môn học, bài học và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Đối với việc giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, lựa chọn chương trình và nội dung phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Việc quản lý chương trình, nội dung giáo dục trải nghiệm sáng tạo bao gồm từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình, nội dung cho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và đánh giá kết quả đạt được.

Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong nhà trường phổ thông cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

Tƣơng tác: trải nghiệm sáng tạo Khơng thể hình thành chỉ qua việc nghe

giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó. Nhiều trải nghiệm sáng tạo được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn học và những người xung quanh, thông qua các hoạt động học tập hoặc hoạt động xã hội trong cơ sở giáo dục…

Trải nghiệm sáng tạo chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ khơng chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế;

Tiến trình: giáo dục KNS khơng thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà địi hỏi phải có cả q trình: nhận thức– hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu

trình mới. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục trải nghiệm sáng tạo là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực, có kỹ năng hành động, thể hiện thái độ và lực chọn giá trị của cá nhân qua các hành động. Giáo dục trải nghiệm sáng tạo thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một q trình khó khăn, khơng đồng thời. Do đó các nhà giáo dục phải kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và hình thành thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận giá trị, thái độ và hành vi mới.

Thời gian, môi trường giáo dục: giáo dục trải nghiệm sáng tạo cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống.

Giáo dục trải nghiệm sáng tạo được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục trải nghiệm sáng tạo có thể là bố mẹ, là thầy cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Các biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các cán bộ quản lý được hỏi ý kiến về tinh cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động dạy học Mỹ thuật đều khẳng định những biện pháp trên là rất cần thiết, hợp lí và khả thi.

Kết quả thực nghiệm hai trong số biện pháp trên đã đề xuất tại trường Trung học cơ sở Ngũ Hiệp một lần nữa khẳng định khả năng triển khai thực hiện có kết quả các biện pháp quản lí để nâng cao chất lượng của hoạt động

giáo dục trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động giáo dục MT ở các trường Trung học cơ sở hiện nay.

3.2.5. Biện pháp 5:Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục TNST thông qua môn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 92 - 95)