Nguyên tắc đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 83 - 88)

2.3.1 .Thực trạng nhận thức

3.1. Nguyên tắc đề xuất

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa có nghĩa là kế thừa những kết quả thực tiễn hiện tại đã đạt được, vận dụng sáng tạo những nội dung thực hiện. Những biện pháp tốt, những giải pháp hay, những nhân tố tích cực sẽ tiếp tục được duy trì, tạo điều kiện để phát triển hơn lên và chú trọng loại bỏ những vấn đề tồn tại, những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS. Ngồi ra, đã có những nghiên cứu ở những phạm vi, nội dung nhất định về quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đã mang lại các giá trị khoa học nhất định thì ta cần kế thừa và phát triển trên cơ sở đảm bào mục tiêu đề ra và đảm bảo tính bản quyền của các cơng trình khoa học trước đây

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào thực tế sẽ mang lại kết quả cao trong nghiên cứu

Bất cứ nghiên cứu nào cần phải đảm bảo tính thực tiễn, giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS cũng phải đảm bảo yêu cầu thực tiễn về giáo dục kỹ năng cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi nhà quản lý không quyết định chủ quan mang tính áp đặt mà phải qua thực tiễn, nhìn nhận về yêu cầu của thực tiễn để quyết định vấn đề liên quan

Nguyên tắc này đòi hỏi việc giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn của môn học, của mục tiêu giáo dục chung.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải giải quyết được mối quan hệ giữa tất cả các thành tố trong toàn ngành, các nhà trường mang tính đồng bộ, hệ thống (từ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, những thành tố của quá trình dạy học đến những điều kiện khách quan bên ngoài), các biện pháp đưa ra đảm bảo logic, hệ thống, có mục đích, có nội dung và cách thực hiện.

Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Xét theo lý thuyết hệ thống, việc bồi dưỡng giáo viên THCS là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động quản lý giáo dục THCS, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong nhà trường như CSVC, trình độ đội ngũ, cơng tác quản lý,… cho nên một biện pháp quản lý không thể cùng lúc tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra.

Như vậy, việc đề xuất các biện giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp đưa ra phải đảm bảo phù hợp, được sự đồng thuận của các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học, các giáo viên trong việc thực hiện. Sự đồng thuận sẽ mang tới tính khả thi trong thực hiện giải pháp

Các giải pháp được xây dựng cần đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan, có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục:

Bất cứ hoạt động giáo dục nào khi đưa vào triển khai đều phải tuân thủ theo mục đích chung, giáo dục trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động giáo dục mang lại kỹ năng sống cho người học do vậy phải đảm bảo các mục tiêu giáo dục nhân cách cho học sinh. Học sinh trong mỗi cấp học có những mục tiêu phát triển nhân cách riêng. Do đó trong thiết kế hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cũng khơng thể nằm ngồi mục đích của hoạt động giáo dục.

Ngồi ra cịn một số ngun tắc khác ta cần quan tâm trong quá trình đề xuất các giải pháp giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

-Nguyên tắc bảo đảm giáo dục trong tập thể.

-Nguyên tắc kết hợp việc đề ra yêu cầu cao, hợp với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với người được giáo dục.

-Nguyên tắc bảo đảm tính vừa sức và tính cá biệt trong hoạt động giáo dục.

-Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trị tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được giáo dục.

-Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và hệ thống của hoạt động giáo dục. Trước hết, Chúng ta cần xác định lại rõ ràng khung mục tiêu của giáo dục ở các cấp, học sinh phải được trang bị tốt theo mục đích của giáo dục quốc gia, cần xác định rõ giáo dục cho học sinh ở các lứa tuổi phù hợp để các em trở thành: người học thành công, cá nhân tự tin, cơng dân trách nhiệm, người đóng góp cho cộng đồng. Từ mục đích này, họ xác định chi tiết hệ thống mục tiêu kỹ năng rất thiết thực với đời sống và trở thành kim chỉ nam hướng dẫn cho các trường tự xây dựng chương trình riêng cho mình dựa vào khung chương trình (rất khái quát) quốc gia, miễn sao đáp ứng được yêu cầu giáo dục quốc gia, nhu cầu học sinh và phụ huynh. Phù hợp với mục đích giáo dục ở Việt Nam.

Thứ hai, trong cuộc sống cần có lao động vì lao động là mơi trường, là phương tiện góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho những con người đang sống và làm việc trong đó. Vì thế mà giáo dục phải có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc sống và lao động để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh.

Hoạt động giáo dục nhằm giáo dục học sinh trở thành người cơng dân thích ứng với cuộc sống lao động và sinh họat xã hội. Thực tiễn giáo dục cho thấy rằng, hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào kiến thức và sự trải nghiệm của bản thân học sinh. Nên muốn có kiến thức và kinh nghiệm, con người phải tham gia các họat động trong các môi trường, hồn cảnh và tình huống sống khác nhau. Chính cuộc sống lao động là mơi trường, phương tiện góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục còn mang năng kiến thức, hàn lâm chưa chú trọng việc GD nghề nghiệp.

Thứ ba, Chúng ta nên giảm bớt các nội dung học thuật khác rồi tích hợp liên mơn vào bài học rèn các kỹ năng sống chứ khơng chỉ có 'thêm' các nội dung và hoạt động trải nghiệm sáng tạo khiến khối lượng công việc của giáo viên dạy THCS ở Việt Nam hiện đã nặng lại càng nặng thêm. Sở dĩ, giáo viên dạy mỹ thuật, âm nhạc… có thể rèn các kỹ năng đa dạng cho học sinh là do khối lượng kiến thức học thuật trong các môn tương đối nhẹ nhàng và được phép linh hoạt, các chương trình ngoại khố được khuyến khích và họ cũng có nhiều thời gian để tổ chức cho học sinh.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo "con người mới" với đầy đủ các mặt "đức, trí, thể, mỹ", "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" hay "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm"... Ngạn ngữ có câu "Gieo hành vi, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách...". Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn học của từng vùng... sao cho các em cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói sng. Tận dụng vai trị của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội, các

họat động ngọai khóa để thu hút sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường giúp cho học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động giáo dục thực tiễn như: Ngày chủ nhật xanh, tổ chức các cuộc thi nấu ăn, cắm hoa vào các ngày lễ…Không nên tách rời hoạt động giáo dục với cuộc sống như các hoạt động ngọai khóa, tham quan du lịch về nguồn, làm học sinh thêm yêu đất nước, hiểu biết về các di tích lịchsử,…

Tóm lại, chúng ta phải ln nhớ một điều: “giáo dục tức là cuộc sống”, “nhà trường là xã hội”, “lấy học sinh làm trung tâm”, học bắt đầu từ làm, nhà trường phải là nhà trường gắn bó mật thiết với cuộc sống, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình lao động sản xuất cơng, nơng, lâm, ngư nghiệp và lao động tự phục vụ. Lấy định hướng phát triển năng lực làm định hướng cho việc truyền thụ kiến thức. Có như vậy, trí tuệ và nhân cách của các em mới được hình thành và phát triển một cách tồn diện.

Nhà trường, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy tích hợp liên mơn trong môn mỹ thuật nhằm giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, Trước khi triển khai, Bộ, Sở, nhà trường phải tập huấn kỹ lưỡng cho giáo viên, đặc biệt là phần phương pháp giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở hầu hết các môn học.

Kỹ năng sống theo cách hiểu rộng nhất thì bao gồm mọi năng lực tâm lý - xã hội để cá nhân thực hiện các hành vi thích ứng, tích cực nhằm giải quyết hiệu quả các yêu cầu, thử thách trong cuộc sống hàng ngày (quan điểm UNICEP). Do đó, giáo dục kỹ năng sống khơng phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường. Thậm chí, với một số kỹ năng sống, nhà trường đưa vào chương trình dạy cho học sinh, để biến thành kỹ năng thực sự tức học sinh có thể vận dụng thành thạo trong đời sống hàng ngày thì địi hỏi gia đình phải hỗ trợ rất tích cực.

Có rất nhiều phương thức kết hợp liên môn các môn học để tổ chức chương trình rèn kỹ năng sống cho học sinh như: Tổ chức cho các học sinh tham gia một ngày vòng quanh các di tích lịch sử Hà Nội bằng xe bus, đi bộ.

Trong ngày đó, các em phải thực hành những nội dung kiến thức đã được học về lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc… kỹ năng xem bản đồ xe bus, bản đồ tìm đường đi bộ, ghi nhớ các địa danh lịch sử, hợp tác nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề (qua các nhiệm vụ được giao, vẽ tranh, hát, có khi là câu đố, mật thư, yêu cầu tóm tắt lịch sử Hà Nội

Trên đây là những nguyên tắc đề xuất mà tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu. Mong rằng điều đó sẽ góp phần nhỏ bé vào chương trình giáo dục của Việt Nam cho học sinh Việt Nam phát triển hơn trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Trung học cơ sở thông qua môn Mỹ thuật Luận văn ThS. Quản lý giáo dục 81401 (Trang 83 - 88)