Trường THCS Ngũ Hiệp, THCS Đông Mỹ, THCS Vạn Phúc và THCS Liên Ninh nằm trên địa bàn Huyện Thanh trì, Thành Phố Hà Nội là một trong những trường hoạt động với mơ hình chất lượng cao trong đó đặc biệt quan tâm tới việcgiúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và khả năng thích ứng cao.
Đội ngũ cán bộ quản lý đã phát huy được những thế mạnh, hạn chế được những khó khăn, triển khai các hoạt động, giáo dục theo kế hoạch đầu năm, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra: Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc. Trường đạt “ Tập thể xuất sắc cấp thành phố” Cơng đồn xuất sắc cấp huyện. Liên đội xuất sắc cấp huyện.Trường xuất sắc về TDTT cấp thành phố. Đời sống chính trị an ninh quốc phòng ổn định. Đảng ủy, chính quyền và các đồn thể địa phương quan tâm hỗ trợ công tác giáo dục của nhà trường, nhiều gia đình đã giành cơng sức, tiền của cho con học hành.
BGH, ban chấp hành cơng đồn trường động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho CB- GV- NV tham gia học tập nâng cao trình độ, phấn đấu trở thành Đảng viên cũng như có chun mơn vững vàng.
Về tình hình đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường THCS Ngũ Hiệp, THCS Đông Mỹ, THCS Vạn Phúc và THCS Liên Ninh
Định biên CBQL cơ bản đã đủ về số lượng quy định khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 100% CBQL đề u là Đảng viên; 100% đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn (đại học) chiếm 95,65%; có 9/11
CBQL có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 91,30%). Về nghiệp vụ quản lý có 100% CBQL được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn. Thống kê trình độ đào tạo, chun mơn nghiệp vụ của CBQL các trường THCS năm học 2016- 2017 qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL
các trường THCS năm học 2016 – 2017 Tổng số Đảng viên Nữ Trình độ đào tạo Trình độ chính trị Trình độ quản lý ĐH CĐ TC Trung cấp Đã BD NVQL Chưa được BD 11 11 10 11 0 0 11 11 0 % 100% 91,30% 100% 0% 0% 91,30% 100% 0%
Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì Về đội ngũ giáo viên THCS
Số lượng giáo viên THCS cơ bản đáp ứng được hoạt động của ngành; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%. Đa số GV đều có ý thức tốt trong cơng tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao.
Các trường được xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm cơ sở vật chất được tu sửa, bổ sung đảm bảo khung cảnh sư phạm xanh- sạch- đẹp. Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội.
BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn, GVCN tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể đặc biệt là định hướng cho học sinh tham gia các hoạt động trải nhiệm sang tạo. nhiều em đạt giải caovề tìm kiếm tốn học trẻ, dân vũ, thể dục nhịp điệu, ca khúc măng non, múa hát tập thể, nhiều huy chương vàng, bạc, đồng… về thể dục thể thao. Và đặc biệt trường Trung học cơ sở
THCS Ngũ Hiêp đã có nhiều thành tích về cuộc thi dạy học vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống trong đó có mơn mỹ thuật đạt giải nhất cấp thành phố, giải ba cấp quốc gia trong năm học (2014-2015).
Mọi quá trình giáo dục đều phải bắt đầu từ đối tượng và môi trường giáo dục. Nghiên cứu đối tượng một cách thấu đáo sẽ giúp nhà giáo dục có những biện pháp giáo dục phù hợp, chính xác. Đối với hoạt động giáo dục TNST ở cấp THCS thì học sinh chính là đối tượng mà các nhà giáo dục cần nghiên cứu. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS sẽ giúp chúng ta làm tốt vai trị của mình trong cơng tác giáo dục học sinh.
Tuổi học sinh THCS là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, ... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Tuổi THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn; điều này do hồn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hồn cảnh đó có cả hai mặt: những điểm yếu của hồn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, khơng có những nghĩa vụ khác. Nhiều bậc cha mẹ có xu thế khơng để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, địi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
Tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở từ 12 đến 16 tuổi là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dạy thì thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi tính cách.
Các em lứa tuổi này không muốn bố mẹ giám sát mà muốn tự khẳng định mình nên cha mẹ và con cái có sự xung đột và đặc biệt ở lứa tuổi này mà không được rang bị những kỹ năng cần thiết để ứng phó giải quyết những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thì các rất dễ phạm sai lầm đi vào con đường phạm pháp.
Qua quá trình điều tra kết quả cho thấy các em bước đầu hình thành những hiểu biết cơ bản về kỹ năng sống, các em nhận thức được kỹ năng sống là hành vi con người con người thể hiện khi ứng phó với tình huống khó khăn trong cuộc sống, dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống và phẩm chất tâm lý.
Nguyên nhân chính của việc thiếu kỹ năng sống là do chưa có sự hịa hợp giữa học sinh với thầy cô giáo, giữa phụ huynh và con mình, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cùng với đó là mơi trường sống của các em về lối sống, quan niệm sống, phương tiện thơng tin Internet, báo chí, diễn đàn…
Thực trạng việc dạy môn mỹ thuật trong trường học còn hạn chế, học sinh chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện kỹ năng sống. Điều này cần sự nỗ lực từ nhiều phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Mơ tả khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng HĐGD TNST thơng qua mơn mỹ thuật ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì Hà Nội.
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý HĐGD TNST thông qua môn mỹ thuật ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì Hà Nội.
- Tìm hiểu đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì về vai trị hoạt động giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thông qua môn mỹ thuật
- Xác lập cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thông qua môn mỹ thuật làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý, đánh giá tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động này trong thực tiễn.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Với phạm vi và nội dung nghiên cứu đề tài, chúng tơi điều tra tìm hiểu một số vấn đề cơ bản sau:
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS Ngũ Hiệp, THCS Đông Mỹ, THCS Vạn Phúc và THCS Liên Ninh trên địa bàn Huyện Thanh trì về hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo và quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thông qua môn mỹ thuật
- Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thông qua môn mỹ thuật tại trường THCS Ngũ Hiệp, THCS Đông Mỹ, THCS Vạn Phúc và THCS Liên Ninh trên địa bàn huyện Thanh Trì
- Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thông qua môn mỹ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS thông qua môn mỹ thuật tại trường THCS Ngũ Hiệp THCS Ngũ Hiệp, THCS Đông Mỹ, THCS Vạn Phúc và THCS Liên Ninh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Chúng tơi đã tiến hành điều tra số lượng như sau:
+ 150 học sinh đại diện 4 khối lớp 6, 7, 8, 9
+ 79 cán bộ quản lý và giáo viên (11 cán bộ quản lý, 68 giáo viên)
Toàn bộ thực trạng đưa ra dưới đây được tổng hợp từ nhiều phương pháp điều tra như: Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, phương pháp thu thập thông tin bảng hỏi và phương pháp phân tích phiếu điều tra.
Phiếu điều tra được lượng hóa bằng thang đo dạng số và xử lý bằng phần mềm SPSS, phần mềm Excel
2.2.4. Thời gian khảo sát
Từ ngày 01/10/2016 đến ngày 01/5/2017 (Số liệu khảo sát, kết quả các hoạt động giáo dục và đào tạo được đánh giá đến hết năm 2016 - 2017)
2.3. Thực trạng giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thông qua môn mỹ thuật tại một số trƣờng THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì mơn mỹ thuật tại một số trƣờng THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì