Bảng 2.10 Năng lực dịch vụ khách hàng
7. Kết cấu của khóa luận
1.2. Nội dung về năng lực cạnh tranh
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của môi trường xung quanh và chiụ sự tác động từ chính bản thân doanh nghiệp. Do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác của mơi trương xung quanh doanh nghiệp. Nhìn chung có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, song tóm gọn lại đều có ba nhóm nhân tố cơ bản sau.
Mơi trường vĩ mơ chính là mơi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường đó chính là tổng thể các nhân tố cơ bản: Nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị và pháp luật, nhân tố xã hội, nhân tố tự nhiên, nhân tố công nghệ.
Mỗi nhân tố này tác động và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng có thể là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải có sự am hiểu về các nhân tố trên và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp đối với những đòi hỏi; những biến động của chúng đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thì vấn đề này cần được coi trọng.
Các nhân tố về mặt kinh tế
Yếu tố kinh tế luôn chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Yếu tố kinh tế được thể hiện đặc trưng bởi các biến số cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lạm phát, lãi suất, tỉ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, hệ thống thuế, các biến động trên thị trường chứng khoán, thất nghiệp, đầu tư nước ngoài... Nếu một trong các yếu tố này thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu dân cư sẽ tăng lên đồng nghĩa với một tương lai sáng sủa, điều này cũng có nghĩa là tốc độ tích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn đầu tư và ngoài cũng sẽ
25
tăng lên cao, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Và ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, tâm lý người dân hoang mang, sức mua của người dân giảm sút, các doanh nghiệp phải giảm sản lượng phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, lợi nhuận doanh số cũng sẽ giảm theo trong lúc đó sự cạnh tranh trên thị trường lại càng trở nên khốc liệt hơn.
Các yếu tố của nhân tố kinh tế như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát tỷ giá hối đoái… cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản xuất cũng như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Đồng thời, lãi suất cịn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên. Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường bằng công cụ giá. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đối có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng sẽ tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa cao. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái,… ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngồi. Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Các nhân tố về chính trị, chính phủ và pháp luật
Hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên tồn thế giới. Sự ổn định hay khơng về chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mơ của
26
Chính phủ…tác động đến việc hoạch định chiến lược và chương trình hành động của doanh nghiệp nhằm nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ xảy ra, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó nếu các yếu tố chính trị ổn định,và chính phủ có chủ trương, pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp sẽ là điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngồi. Khơng có sự ổn định về chính trị thì sẽ khơng có một nền kinh tế ổn định, phát triển thực sự lâu dài và lành mạnh. Đây là yếu tố khơng những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mỗi thị trường đều có hệ thống pháp luật riêng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Các yếu tố cơ bản của môi trường
Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm công nghiệp hay gần nhất nguồn nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng … sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí. Các vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến cho xã hội cũng như các doanh nghiệp phải thay đôỉ quyết định và các biên pháp hoạt động liên quan.
Trình độ về khoa học - cơng nghệ.
Ngày càng có nhiều cơng nghệ và kỹ thuật mới ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xem xét cơng nghệ và kỹ thuật mà mình đang sử dụng có bị lạc hậu khơng. Việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới hiệu quả thường tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển ban đầu hơn là doanh nghiệp lớn đã hoạt động lâu năm. Vì vậy, việc triển khai cơng nghệ phải ổn định tương đối và phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thời gian sử dụng công nghệ.
27
Yếu tố công nghệ được xem là yếu tố rất năng động, hàm chứa nhiều cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp. Áp lực và đe dọa của yếu tố công nghệ như: công nghệ mới làm xuất hiện các sản phẩm dịch vụ thay thế đe dọa các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngành hiện hữu; sự phát triển của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời tạo áp lực đổi mới công nghệ lên doanh nghiệp nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho những người mới xâm nhập ngành; sự bùng nổ của công nghệ mới làm rút ngắn vịng đời cơng nghệ tạo áp lực rút ngắn thời gian khấu hao so với trước đây. Bên cạnh những đe dọa thì sự phát triển của công nghệ cũng tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng hơn, giá rẻ hơn làm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời cũng có thể tạo ra thị trường mới cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định. Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành cơng cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đú nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, khó học cơng nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng khoa học cơng nghệ là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Các yếu tố về văn hóa - xã hội
Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập qn, thói quen tiêu dùng, dân số, tỷ lệ tăng dân số, nghề nghiệp và phân phối thu nhập, tuổi thọ và tỉ lệ sinh tự nhiên và sự phân bố dân cư. Những biểu biết và thông tin về văn hoá xã hội và dân cư giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách hiệu quả. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó, cần phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi trong mơi trường văn hóa – xã hội để có những phản ứng kịp thời trước đối thủ cạnh tranh.
Bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, văn hóa, tâm lý. Đây là nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dùng, quy mô và chất lượng lao động. Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một hay
28
nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập qn thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm.
1.2.3.2. Các nhân tố môi trƣờng vi mô (môi trƣờng ngành)
Môi trường ngành là môi trường bao gồm các doanh nghiệp trong cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường ngành cịn được hiểu là mơi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự tác động của môi trường ngành ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận.
Môi trường ngành bao gồm năm nhân tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và các đối thủ thay thế. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhân ra mặt mạnh mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp ngành đó đã và đang và sẽ gặp phải.
Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành.
Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải tiến vị trí của mình. Những hình thức cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành như: giảm giá, chiến tranh về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, tăng quyền lợi cho khách hàng. Cạnh tranh giữa các DN trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành và hàng rào lối ra. Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của DN trong ngành sản xuất tập trung. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung. Thông thường ngành riêng lẻ bao gồm một số các DN vừa và nhỏ, khơng có một DN nào trong số đó có vị trí thống trị ngành. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các DN lớn thậm chí chỉ một DN duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đốn.
Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho DN một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các DN giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các DN khơng có khả năng cạnh tranh.
29
Hàng rào lối ra là mối đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của cạnh tranh giảm mạnh. Hàng rào lối ra là kinh tế, là chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ DN trụ lại. Nếu hàng rào lối ra cao, các DN có thể bị khóa chặt trong một ngành sản xuất khơng ưa thích. Hàng rào này có thể do các yếu tố về chi phí quyết định.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các DN hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyếtđịnh gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các DN hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó, các DN hiện tại trong cùng ngành sẽ tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập. Những ưu thế tuyệt đối về chi phí: về cơng nghệ, nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực…
- Khác biệt hóa sản phẩm. Tạo sự hấp dẫn khách hàng, tạo được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm.
- Sử dụng ưu thế về quy mô nhằm giảm chi phí đơn vị sản phẩm.