2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ch
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.1.1. Ngân hàng VP Bank.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) được thành lập ngày 12/8/1993 và là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất tại Việt Nam. VP Bank đã phát triển thành một trong những ngân hàng hoạt động ổn định và đóng góp nhiều hơn vào ngân sách quốc gia. Sau 28 năm hoạt động, VPBank có mạng lưới 227 điểm giao dịch và gần 27.000 nhân viên. Tính đến cuối năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2019 cũng là dấu mốc quan trọng để VPBank gia nhập “Câu lạc bộ 10 nghìn tỷ”, lợi nhuận trước thuế đạt mức cao kỷ lục 10.324 tỷ.
Tên giao dịch tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Tên giao dịch tiếng Anh : Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank Tên viết tắt : VP Bank
Mã chứng khoán :VPB Swift Code : VPBKVNVX
Loại hình : Ngân hàng Thương mại cổ phần Năm thành lập : 12 tháng 8, 1993
Tổng tài sản : 419,027 tỉ đồng
Trụ sở chính : 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Hotline : 1900545415
24
Những nỗ lực phát triển con người của VPBank đã được ghi nhận bằng các giải thưởng danh giá trong và ngoài nước như “Nơi làm việc hạnh phúc nhất” do công ty Anphabe và cơng ty nghiên cứu thị trường Nielsen bình chọn và “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” do HR Asia bình chọn. VP Bank đặt mục tiêu vươn lên vị trí top 3 ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam cho đến năm 2022.
2.1.1.2. Ngân hàng VP Bank Hà Nam.
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nam.
Địa chỉ : Nhà Thấp Tầng Số Pg1 -05A, Vincom Shophouse Hà Nam, 60 Đường Biên Hòa, Phủ Lý, Hà Nam.
Số điện thoại: 022 6363 6666.
Giám đốc chi nhánh: Đặng Duy Hiệp.
* Các lĩnh vực kinh doanh của VP Bank Hà Nam:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hoàn vốn và liên doanh theo pháp luật.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Huy động vốn từ dịch vụ nước ngoài và các dịch vụ khác. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 12/08/1993: Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và chính thức hoạt động vào ngày 04 tháng 09
25
năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
Từ năm 1994 đến năm 2004 : Là giai đoạn VP Bank tích cực mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm nhằm giành thị phần và gia tăng số lượng khách hàng giao dịch. Trong giai đoạn này, VP Bank đã mở nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2005: VP Bank mở chi nhánh cấp I tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn
Năm 2006:
Tháng 03/2006: VP Bank chính thức lựa chọn cổ đông chiến lược là một định chế tài chính nước ngồi – ngân hàng OCBC của Singapore
VP Bank khai trương hai công ty con là Công ty Quản lý tài sản VP Bank (VP Bank AMC) và Cơng ty Chứng khốn VP Bank (VPBS)
Vốn điều lệ đạt 750 tỷ đồng và 18 chi nhánh/phòng giao dịch được khai trương.
Năm 2007:
VP Bank cho ra mắt hai dòng sản phẩm thẻ VP Bank Master Card Platinum và VPBank MasterCard MC
Năm 2008:
VP Bank ra mắt sản phẩm thẻ VP Bank MasterCard E-card
VP Bank khai trương thêm 32 chi nhánh/phòng giao dịch nâng tổng số mạng lưới của VP Bank lên 135 điểm giao dịch
Năm 2009:
VP Bank triển khai dịch vụ internet banking
Năm 2010:
VP Bank được NHNN chấp thuận đổi tên sang Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Thành lập bộ phận Tín dụng tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit
VP Bank tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng với mạng lưới giao dịch đạt 150 điểm
Năm 2011:
VP Bank thay đổi diện mạo các điểm giao dịch với định hướng thiết kế và dịch vụ với phương châm “Tất cả vì khách hàng”
26
Năm 2012:
VP Bank là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12). Năm 2014:
Là 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam được lựa chọn thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II vào năm 2015
VP Bank thành lập Trung tâm Phân tích kinh doanh (BICC)
Năm 2015:
VP Bank thành lập và đẩy mạnh các mảng kinh doanh mới như Dịch vụ Tín dụng Tiểu thương và Dịch vụ Cơng nghệ số
VP Bank được Tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng “Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam 2015”
Năm 2017:
VP Bank được bình chọn là “Nơi làm việc hạnh phúc nhất” Năm 2018:
Nhận về liên tiếp 12 giải thưởng về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,… – Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Năm 2019:
Tạp chí The Asian Banker đã công bố VP Bank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” tại Việt Nam.
Năm 2020 :
VP Bank trở thành một trong ba ngân hàng giá trị nhất Việt Nam .
Năm 2021:
VP Bank được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giải thưởng “Quản trị rủi ro ngân hàng tốt nhất” (The Achievement in Enterprise Risk Management).
Những thành tựu nổi bật của VP Bank trong thời gian qua là kết quả của chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ, tập trung vào chất lượng và tăng trưởng bền vững (từ 2012 đến 2017) với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới VP Bank. Bằng những nỗ lực không ngừng, thương hiệu VP Bank ngày càng lớn mạnh, đạt được
27
nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước. Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua cùng với chiến lược “chất lượng tăng trưởng”, luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào hoạt động và kinh doanh, có thể nói đây là mục tiêu mà VP Bank có thể đạt được.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ.
Chi nhánh Hà Nam cũng giống như các chi nhánh khác trong hệ thống VP Bank đều thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ hạn của dân cư, nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức với nhiều hình thức phong phú; đi vay của các TCTD khác, vay trên thị trường vốn, và các nguồn khác… bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các sản phẩm theo nhiều mục đích khác nhau; cho vay và đồng tài trợ các dự án đầu tư lớn và hiệu quả; tài trợ xuất nhập khẩu; đầu tư liên doanh liên kết với các TCTD và các định chế tài chính trong nước và quốc tế…
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán: Phát hành thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ); chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước; phát hành, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu (L/C); nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh tốn giao chứng từ (D/A); nhờ thu theo hình thức thanh tốn giao chứng từ (D/P); nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác (D/OT) …
- Cung cấp các dịch vụ khác: Phát hành và xác nhận bảo lãnh, bao thanh toán; mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá; quản lý tiền mặt; thu chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ; quản lý tài khoản Nhà đầu tư chứng khoán; cho thuê ngăn tủ sắt; bảo lãnh; dịch vụ ngân hàng điện tử; các dịch vụ khác…
Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, chi nhánh phải lập kế hoạch, phương án kinh doanh; tuyển dụng và đào tạo những nhân viên có tài; quản lý kho quỹ…
28
2.1.4. Cơ cấu tổ chức.
Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nam
* Chức năng của từng bộ phận:
- Giám đốc: có thẩm quyền xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh và phương pháp phát triển cho chi nhánh. Đồng thời, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phịng dịch vụ khách hàng: có nhiệm vụ chung là làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế tốn ; thực hiện cơng tác tiếp thị để phát triển thị phần
- Phòng khách hàng cá nhân: Tìm kiếm tạo lập mối quan hệ với KHCN ( gồm KHCN thông thường và KHCN ưu tiên ) để quảng cáo, tiếp thị , giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, hỗ trợ các giấy tờ, soạn hồ sơ tín dụng .
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phịng có nghiệp vụ trực tiếp với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Giám đốc Phòng dịch vụ khách hàng Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp
29
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của VP Bank Hà Nam.
a. Thuận lợi
Nhân tố chủ quan:
- Thương hiệu VP Bank là một thương hiệu lớn được nhiều người biết đến. - Cấp quản lý có trình độ chun mơn, kinh nghiệm.
- Do có đội ngũ nhân viên trẻ (trên 70% CBNV VP Bank thuộc thế hệ Millennials 1986 – 2000). Tất cả đều rất năng động, sáng tạo, nhiệt tình nên đã thu hút được rất nhiều khách hàng là cá nhân hay các doanh nghiệp.
- Đội ngũ nhân lực thường xuyên được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, hành vi thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do VP Bank sắp xếp chương trình giảng dạy, hướng dẫn cụ thể.
- Chi nhánh được đặt ngay trong trung tâm thành phố rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi thông tin.
- Chi nhánh cũng đã có rất nhiều hệ thống máy ATM phục vụ cho khách hàng trải đều xung quanh các khu vực hoạt động.
Nhân tố khách quan:
Phủ Lý là trung tâm thành phố của tỉnh Hà Nam, hiện đại và năng động. Phủ Lý là nơi hội tụ của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị, tập đồn, cơng ty lớn, … Vì vậy nên có thể thấy được nguồn nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng là vô cùng lớn. Thêm vào đó, vì là trung tâm thành phố lớn nên có thể thuận lợi hơn trong việc tiếp cận mời chào rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như: Chuyển tiền, thanh toán quốc tế; vay vốn, gửi tiền, các sản phẩm tín dụng, bảo hiểm, …
b. Khó khăn
30
- Về mặt nhân sự chủ yếu là nhân viên mới rất nhiều, khơng có nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong ngành. Chính bởi lẽ đó mà rất nhiều hạn chế, vướng mắc thường bị xảy ra trong quá trình làm việc. Đặc biệt trong những nghiệp vụ địi hỏi chuyên môn cao như: Thẩm định, đàm phán khách hàng, chăm sóc khách hàng, thủ tục chuẩn bị các hồ sơ, trình ký quan trọng ….
- Vẫn còn những khoản nợ khó địi từ các khách hàng cá nhân là chủ yếu.
- Dù là chi nhánh ở trung tâm thành phố nhưng vẫn cịn gặp ít nhiều khó khăn trong việc cho vay vốn khi vốn chủ yếu do Hội sở cấp.
- Kế hoạch Marketing còn yếu khi so với nhiều Ngân hàng bạn trong vài năm gần đây.
- Cách thức vận hành vẫn chưa được nhanh chóng, gọn lẹ như mong muốn khi các ngân hàng hiện nay đang tiến hành nhiều chính sách cắt giảm thủ tục, đơn giản hóa giấy tờ, nâng cấp dịch vụ tiện ích để mang nhiều lợi ích hơn cho khách hàng cũng như đỡ vất vả hơn cho chính các nhân viên ngân hàng.
Bên ngồi:
- Các ngân hàng bạn khác hiện nay đang rất tích cực thay đổi và trở nên rất chuyên nghiệp, nắm bắt được xu thế mới, nhu cầu mới của xã hội. Từ đó họ có những chính sách ưu đãi tốt và sản phẩm hấp dẫn cạnh tranh rất mạnh trên thị trường.
- Tình hình dịch bệnh Covid – 19 được đánh giá là khác phức tạp trong năm vừa rồi và đầu năm nay tác động rất rõ nét đến Ngân hàng, có thể ghi nhận một số khía cạnh bị ảnh hưởng đến thời điểm này như: Hoạt động tác nghiệp hàng ngày; Tăng trưởng dư nợ tín dụng; Lợi nhuận; Nợ xấu; Hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng; Thẩm định; …
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2019-2021. Vượng – chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2019-2021.
Trong nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và đổi mới, nhiều ngân hàng mới đã ra đời, trong đó có một số ngân hàng đang có đà phát triển rất
31
mạnh mẽ là nhờ sự đổi mới và cập nhật nhiều sản phẩm tương tự, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước ngày càng trở nên gay gắt. Đối với VP Bank Hà Nam cũng đã có những giải pháp đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, được cập nhật liên tục và toàn diện, dù theo chiều rộng hay chiều sâu nhằm đáp ứng đủ điều kiện để đóng góp một phần nhỏ cho doanh nghiệp, tạo sức mạnh phát triển và đổi mới đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những kết quả này được phản ánh rõ ràng trên các khía cạnh sau:
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Phần lớn các ngân hàng hoạt động khơng phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu đến từ nguồn vốn huy động, do đó hoạt động huy động được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu. Vì đây là nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động của Ngân hàng như: huy động vốn khác, phát hành giấy tờ có giá, cho vay, tài trợ, … nên trong những năm qua VP Bank Hà Nam đã tận dụng triệt để lợi thế từ vị trí đến quan hệ và sự đổi mới trong nhiều khía cạnh để chủ động nâng cao chính sách huy động, dịch vụ. Với những nỗ lực như vậy vốn huy động của VP Bank Hà Nam thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn tại VP Bank Hà Nam ( 2019- 2021)
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 4,498.032 100% 5,702.592 100% 4,517.532 100% 1,204.560 26.77% -1,185.060 -20.78% Tiền gửi của
khách hàng 4,498.032 100% 5,702.592 100% 4,025.052 89.09% 1,204.560 26.77% -1,677.540 -29.41%
Tiền gửi tổ
chức kinh tế 0 0% 0 0% 492.480 10.91% 0 0% 492.480 0%
32
Hình 2.2: Biểu đồ về tổng nguồn vốn huy động của VP Bank Hà Nam (2019- 2021)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu 2.1 và hình 2.2 có thể thấy rất rõ rằng tổng nguồn vốn huy động của VP Bank Hà Nam đang có xu hướng tăng, giảm và liên tục qua từng năm trong khoảng từ năm 2019 tới năm 2021. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt khoảng 5,702.592 triệu đồng tăng hơn 1,204.560 triệu đồng tương đương tăng 26,77% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021 tổng nguồn vốn đạt khoảng 4,517.532 triệu đồng, giảm hơn 1,185.060 triệu đồng tương ứng giảm mức 20,78% so với năm 2020.
Về vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, nguồn huy động này của chi nhánh Hà Nam có thể thấy phần lớn ln chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng