2.3. Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Việt
2.3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay KHCN
Dư nợ là khoản vay của khách hàng mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc chưa thanh tốn được. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của VP Bank Hà Nam. Nó cho biết tình hình cho vay đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà ngân hàng phải thu từ khách hàng. Dưới đây là bảng và biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ cho vay KHCN của VP Bank qua các năm:
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn của VP Bank Hà Nam (2019-2021)
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay KHCN 1,556.196 100% 2,005.908 100% 2,540.460 100% 449.712 28.90% 534.552 26.65% Ngắn hạn 906.480 58.25% 1,086.012 54.14% 1,525.488 60.05% 179.532 19.81% 439.476 40.47%
49
Trung,
dài hạn 649.716 41.75% 919.896 45.86% 1,014.972 39.95% 270.180 41.58% 95.076 10.34%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VP Bank Hà Nam 2019-2021)
Hình 2.5: Biểu đồ về dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn của VP Bank Hà Nam (2019-2021)
Nhận xét:
Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay tăng đều qua các năm. Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2019 đến 2021, tổng dư nợ cho vay của VP Bank Hà Nam đã tăng lên đến 63,25%. Năm 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN chiếm 58,25% tổng dư nợ, tương đương với 906.480 triệu đồng. Bước sang năm 2020 tỷ trọng này là 54,14% tương đương với 1,086.012 triệu đồng. Đến năm 2021, dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN đạt 1,525.488 triệu đồng với tỷ trọng 60,05%. Tuy nhiên, với dư nợ cho vay trung, dài hạn tuy số tiền ít hơn dư nợ cho vay ngắn hạn nhưng nó lại chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng khá đều qua các năm (tỷ trọng 41,75%; 45,86%; 39,95% lần lượt là tỷ trọng của các năm 2019, 2020, 2021). Điều này cho thấy, việc tìm kiếm và cho vay những KHCN tốt được VP Bank Hà Nam thực hiện khá sát sao. Khi mà khá nhiều ngân hàng phải điêu đứng vì nợ xấu trong những năm vừa qua, việc thắt chặt cho vay KHCN với những bước đi cẩn trọng trong quy trình cho vay nói chung, trong cơng tác thẩm định vay vốn nói riêng, được ngân hàng thực hiện khá
906.480
1,086.012
1,525.488
649.716
919.896 1,014.972
NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021
ĐVT: Triệu đồng
50
tốt, ngân hàng không chạy theo số lượng cho vay mà ưu tiên đảm bảo chất lượng cho vay.
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo từng sản phẩm của VP Bank Hà Nam (2019 – 2021)
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Cho vay mua ô tô 163.476 213.180 313.176
Cho vay mua nhà đất 694.512 830.496 1,007.472
Cho vay tiêu dùng 520.332 699.924 839.004
Cho vay kinh doanh 177.876 262.308 380.808
Tổng dư nợ cho vay KHCN 1,556.196 2,005.908 2,540.460
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VP Bank Hà Nam 2019-2021)
Hình 2.6: Biểu đồ về dư nợ cho vay KHCN phân theo từng sản phẩm của VP Bank Hà Nam (2019 – 2021) Nhận xét: 163.476 213.180 313.176 694.512 830.496 1,007.472 520.332 699.924 839.004 177.876 262.308 380.808 0.000 200.000 400.000 600.000 800.000 1,000.000 1,200.000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
ĐVT: Triệu đồng
51
VP Bank có các sản phẩm cho vay rất đa dạng như: cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà đất, cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh. Mỗi sản phẩm cho vay có một đặc tính riêng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng cá nhân khác nhau. Trong năm 2019, cho vay mua nhà đất chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng dư nợ cho KHCN ( 44,63%), tiếp đó là cho vay tiêu dùng, cũng chiếm một tỷ trọng khá cao (33,44%). Sau đó là cho vay mua ơ tơ và cho vay kinh doanh với tỷ trọng lần lượt là 10,50% và 11,43%. Bước sang năm 2020, cho vay mua nhà đất tiếp tục phát triển và chiếm 41,40% trong tổng dư nợ cho vay KHCN, cho vay tiêu dùng giữ vị trí thứ 2, chiếm 34,89% trên tổng dư nợ. Năm 2021, tỷ trọng cho vay mua nhà đất đạt 39,66%, cho vay tiêu dùng đạt 33,03%, cho vay mua ô tô và cho vay kinh doanh vẫn tăng trưởng đều với tỷ trọng là 12,33% và 14,99%.
Có thể thấy, trong số các sản phẩm cho vay như cho vay mua nhà đất, cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Ngân hàng luôn quan tâm đến các đối tượng KHCN này. Thực tế, với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam, rất thuận lợi cho người dân phát triển các ngành nghề liên quan đến sản phẩm do ngân hàng triển khai. Xu hướng chung là các sản phẩm như vay mua nhà đất, vay mua ô tô, vay tiêu dùng, vay kinh doanh đều tăng dần qua từng năm. Điều này cho thấy khi thu nhập của người dân ổn định hơn và các nhà đầu tư bán lẻ có tiềm lực tài chính mạnh hơn trong tình hình kinh tế khó khăn thì đối tượng này sẽ là đối tượng khách hàng quen thuộc và tiềm năng mà các ngân hàng nhắm đến.