Quản lý rủi ro hoạt động cho vay KHCN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nam (Trang 69 - 71)

3.2 Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động cho vay KHCN tại VP

3.2.3. Quản lý rủi ro hoạt động cho vay KHCN

Tín dụng là loại hình kinh doanh đặc biệt, đồng thời rủi ro là căn bệnh đồng hành của hoạt động cho vay đối với tổ chức tín dụng nói chung và VP Bank Hà Nam nói riêng. Rủi ro có tính đa dạng, khó lường trước, vì vậy VP Bank Hà Nam cần phải thực hiện dự báo rủi ro và có biện pháp phịng ngừa, muốn vậy cần phải thực hiện biện pháp sau:

- Thứ nhất, phân loại rủi ro, kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, cụ thể.

+ Xác định rủi ro: trong quá trình hoạt động cho vay hàng ngày VP Bank Hà Nam cần phải nhận biết được tiềm ẩn những rủi ro gì, thuộc đối tượng nào.

+ Định hướng rủi ro: tính tốn mức độ rủi ro, nắm bắt các nguồn rủi ro có thể xảy ra, định lượng rủi ro phù hợp với quy mơ hoạt động tín dụng.

+ Điều tiết rủi ro: cần phân tích, đánh giá thực trạng và có biện pháp chủ động điều tiết rủi ro, hạn chế rủi ro, điều chỉnh cơ cấu cho vay, đa dạng hoá rủi ro, quy định hạn mức cho vay đối với từng ngành, từng lĩnh vực… trong từng thời kỳ một cách cụ thể.

65

+ Giám sát rủi ro: thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện rủi ro, theo dõi nắm bắt các loại, các ngành nghề, các đối tượng cho vay có rủi ro, từ đó có kế hoạch đề phịng, cảnh báo rủi ro.

- Thứ hai, phân tích kết quả kinh doanh, tài chính theo nhóm khách hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ gốc, lãi đối với từng món vay để có biện pháp quản lý thích hợp nhằm hạn chế rủi ro. Thực hiện trích lập dự phịng theo quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thứ ba, phân tích và nhận ra mối quan hệ đe doạ cũng như cơ hội kinh doanh từ mơi trường kinh doanh của khách hàng, từ đó đề ra nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong hoạt động cho vay ở mỗi thời kỳ, thời điểm khác nhau, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro.

- Thứ tư, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay, thực hiện kiểm tra, tập trung vào kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách cho vay, chấp hành quy trình cho vay, các quy định bảo đảm tiền vay… - Thứ năm, liên kết các ngân hàng: Do sản phẩm của khách hàng phụ thuộc chuỗi ngành hàng hoặc bị điều chỉnh bên tiêu dùng do ảnh hưởng COVID-19, bởi vậy, sản phẩm tín dụng cần liên kết các ngân hàng khi thực hiện cho vay, trong khâu thiết kế sản phẩm, phải tính đến chu trình khoản vay để linh hoạt liên kết các ngân hàng trong q trình kiểm sốt khoản vay được đầy đủ.

- Thứ sáu, nâng cấp chất lượng thẩm định: Để có thể kiểm soát tốt khách hàng cho vay trong điều kiện này, ngân hàng cần nâng cao rõ rệt khâu thẩm định, không chỉ dừng lại ở khâu thẩm định xét duyệt cho vay, mà trong q trình cấp tín dụng, theo diễn biến dịch bệnh để có các thẩm định lại, từ đó mới có các ứng phó thích hợp. Song song đó, ngân hàng cần nâng cấp khâu thẩm định thành dịch vụ tư vấn thẩm định (để đạt 2 mục tiêu, vừa an toàn vốn vay, vừa hỗ trợ tốt khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh tốt).

- Thứ bảy, giải pháp mở quỹ tích lũy: Cũng đã đến lúc cần nghĩ đến chiến lược dài hạn, COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có với chuỗi giá trị toàn cầu khi gây gián đoạn đối với cả cung và cầu hàng hóa, do vậy, đã đến lúc nghĩ đến việc tích lũy dự phịng dơi dư cần thiết tùy theo quy mô, theo đánh giá thực trạng tài sản trong danh mục để có tích lũy hợp lý.

66

- Thứ tám, thực hiện trích lập dự phịng: Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng

kịp thời các nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như là một quỹ đỡ cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng cân đối và điều hành các chỉ số ngân hàng một cách chủ động.

- Thứ chín, đẩy nhanh tiến độ số hóa: Trong đại dịch, để vừa tránh được việc giao dịch trực tiếp, đồng thời giảm chi phí và gia tăng sức mạnh nội lực cho các ngân hàng, thì nhiệm vụ số hóa các sản phẩm và các giao dịch là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

- Thứ mười, thực hiện kiện tồn hệ thống quy trình và đào tạo cán bộ: Việc luôn nâng cao năng lực, cũng như cập nhật, thay đổi các hành vi, thói quen cho hoạt động trong giai đoạn mới không đơn giản, do vậy, cần thiết kiện toàn lại hệ thống quy định, quy trình theo hướng số hóa và thực hiện đào tạo nhằm nắm bắt và nâng cao khả năng hội nhập theo tình hình mới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)