8. Cấu trúc luận văn
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý thiết bị giáo dục tại trường trung
2.3.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về
dụng của thiết bị giáo dục trong dạy học của nhà trường
Thực tiễn sư phạm cho thấy, các phương pháp dạy học chỉ thực hiện tốt nhờ sự hỗ trợ nhất định của TBGD, trong những hình thức tổ chức dạy học nhất định và với các thủ pháp đa dạng của người thầy. TBGD là công cụ không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
2.3.2.1. Nhận thức về tác dụng của TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả thu thập và xử lý số liệu ở các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, GV, nhân viên thiết bị và học sinh tại trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định được thể hiện khái quát ở bảng 2.5.
Bảng 2. 5: Nhận thức về sự cấp thiết của TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Đối tƣợng nhận thức Tổng số ngƣời đƣợc điều tra TBGD là công cụ hỗ trợ rất đắc lực (%) Mức độ vừa phải (%) Khơng có hiệu quả (%) Cán bộ quản lý 3 100 0 0 Giáo viên 50 87.5 12.5 0 Nhân vi thiết bị 10 100 0 0 Học sinh 100 75 13.8 11.2
Biểu đồ 2. 1: Nhận thức về sự cấp thiết của TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Nhận xét:
Qua bảng khảo sát 2.5 và biểu đồ 2.1 trên, chúng ta có thể rút ra được mức độ nhận thức về hiệu quả của TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học của các đối tượng có sự chênh lệch nhau khơng nhiều: 100% CBQL và nhân viên thiết bị đánh giá cao hiệu hiệu quả của TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học: 87.5% GV đánh giá TBGD là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học và 75% HS nhận xét TBGD là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học; 12.5% GV và 13.8% HS cho rằng TBGD đáp ứng ở mức độ vừa phải; 11.2% HS cho rằng khơng có hiệu quả.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ CBQL và nhân viên thiết bị cũng như GV trực tiếp đứng lớp và các em học sinh đã nhận thức rõ hiệu quả mà TBGD mang lại cho giờ dạy, bởi TBGD giúp cho GV có những thuận lợi cơ bản, trình bày bài giảng tinh giản nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu sắc và sinh động, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh có hiệu quả.
Nhờ có TBGD mà những vấn để trừu tượng trở nên đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn. Người học từ đó cảm thấy hứng thú hơn, trí não được kích thích, tiếp thu bài học nhanh chóng, dễ dàng hơn.
2.3.2.2. Nhận thức về sự cấp thiết của TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả khảo sát nhận thức về sự cấp thiết của TBGD với các đối tượng là GV trực tiếp đứng lớp và học sinh ở trường THPT năng khiếu Nguyễn Thị Định cụ thể qua bảng 2.6.
Bảng 2. 6: Nhận thức về sự cấp thiết của TBGD trong việc đối mới phương pháp dạy học
Đối tƣợng Tổng số ngƣời đƣợc điều tra Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết
TL% TL% TL%
Giáo viên 50 67.5 32.5 0
Học sinh 100 66 29.8 4.2
Biểu đồ 2. 2: Nhận thức về sự cấp thiết của thiết bị giáo dục trong việc đối mới phương pháp dạy học
Nhận xét:
Từ số liệu thu được, chúng ta có thể thấy, theo đánh giá chung của GV (50 GV) và học sinh (40em), có 67.5% GV và 66% học sinh cho rằng TBGD rất cấp thiết đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Có 32.5% GV và 29.8% học sinh nhận thức sự cấp thiết của TBGD, vì TBGD có thể cho phép
nâng cao chất lượng bài dạy trên lớp; tạo hứng thú học tập, tập luyện, độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình học. Bởi bản thân các TBGD đã chứa đựng nhiều giá trị thông tin, nếu người GV biết khai thác tốt có hiệu quả sẽ giúp học sinh hiểu, nhớ, cảm giác thật qua nhiều lần tiếp xúc và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, vững chắc. Từ đó, học sinh tiếp cận và lĩnh hội các khái niệm một cách dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả. Những thao tác trong vận động từ kỹ năng thành kỹ xảo và đạt chun mơn thành tích cao.