8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông
3.2.6. Xã hội hóa, huy động cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia, đống
Sự nghiệp GD TDTT là của toàn dân, toàn xã hội. Sự đóng góp của tồn xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển phong trào TDTT của từng địa phương và của trường NK TDTT NTĐ nói riêng, nhất là trong bối cảnh đầu tư của nhà nước cho sự nghiệp TDTT vẫn còn nhiều hạn chế.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ TDTT, các “mạnh thường quân” là chủ các doanh nghiệp, là lãnh đạo các cơ sở có phong trào TDTT mạnh, các bậc phụ huynh quan tâm ủng hộ cho một ngôi trường đặc biệt: Tìm kiếm, phát hiện, và bồi dưỡng năng khiếu TDTT thành những tài năng TDTT của từng gia đình, của địa phương.
- Tổ chức các cuộc thi đấu TDTT, tổ chức các hoạt động phong trào TDTT như “ Edurun” chạy việt dã trong HS thanh niên của địa phương, như phong trào vệ sinh mơi trường vì sức khỏe v.v. với vai trị nhà trường là đầu mối, các tổ chức xã hội, gia đình v.v.. là phối hợp, đầu tư sức người, sức của.
- Mạnh dạn huy động đầu tư của xã hội cho đào tạo mũi nhọn NK TDTT của trường
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo trường NK TDTT phải là người có đam mê và có chiến lược về phát triển năng khiếu TDTT. Phải thấu đáo sứ mệnh của trường THPT chuyên NK TDTT, sự khác biệt của HS trường này với HS các trường THPT bình thường khác. Các thầy cô giáo của nhà trường cũng phải có nhận thức thật sâu sắc về vấn đề này. Mỗi thầy cô là một nhà tham mưu, nhà tuyên truyền về sứ mệnh của nhà trường, chức năng nhiệm vụ của nhà trường.