8. Cấu trúc luận văn
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý thiết bị giáo dục tại trường trung
2.3.3. Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông
chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định
2.3.3.1. Thực trạng quản lý việc mua sắm, trang bị TBGD
Việc trang bị TBGD tại trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định chủ yếu là do Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh cấp theo chỉ tiêu kế hoạch định sẵn. Bên cạnh đó nhà trường có mua sắm thêm và huy động GV tự làm. Tính đến năm học 2014-2015, Sở Giáo dục đã cấp phát các danh mục TBGD từ lớp 10 đến lớp 12 tương đối đủ nhưng chất lượng chưa cao.
Trường vừa được đầu tư của Nhà nước vừa có sự đóng góp của phụ huynh học sinh và có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền nên được trang bị các loại TBGD hiện đại như: Vô tuyến, máy vi tính, máy chiếu đa năng, thiết bị đo nhịp tim, đồng hồ bấm giờ...tuy nhiên những TBGD hiện đại được cấp với số lượng chưa nhiều cho trường và các lớp.
Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường cũng đã phát động phong trào và tổ chức cho GV tự làm thiết bị giáo dục, nhưng những đồ dùng do GV tự làm cũng chỉ là những tranh tự vẽ đơn giản, mẫu vật, mơ hình theo u cầu của nội dụng bài học do đó hiệu quả sử dụng chưa cao, chỉ đáp ứng được kiến thức của một số tiết dạy nào đó. Các thiết bị giáo dục này độ bền kém nên không thể sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên cơ sở vật chất, đặc biệt xây dựng phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện, trang bị máy tính có sự thay đổi rõ rệt: Trường có
khu phịng học cao tầng, thư viện đạt chuẩn, có phịng máy vi tính, bể bơi, sân bóng. Tuy nhiên thiết bị giáo dục cịn thiếu, chưa đồng bộ, có loại chất lượng kém gây lãng phí; phương tiện máy tính cịn dàn trải, hiệu quả sử dụng còn thấp. Thư viện trường còn nghèo nàn, hoạt động đơn điệu chưa phát huy hết tác dụng.
Tóm lại, việc trang bị TBGD của trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định chủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách Nhà nước cấp phát, số lượng cịn thiếu, có TBGD hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều. GV ở một số môn học và học sinh sử dụng TBGD còn chưa tốt. TBGD tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Qua quá trình khảo sát cho thấy số phòng thực hành, máy chiếu Projector và máy vi tính của trường chưa nhiều. Diện tích nhà trường đạt chuẩn, đảm bảo có phịng học 2 buổi/ngày, tương đối đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy. Trường đã thực hiện tốt hệ thống chiếu sáng học đường. Song phịng học bộ mơn ở trường chưa đủ theo u cầu các mơn có tổ chức thực hành.
Kết quả điều tra Trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định trong những năm qua cũng cho thấy, việc trang bị TBGD của trường không ngừng được tăng lên. Đảm bảo được ở mức tối thiểu cho dạy và học. Đầu tư phương tiện âm thanh, máy quay và máy ảnh nhằm thực hiện tốt cơng tác giáo dục ngồi giờ lên lớp. Thư viện được xem là trung tâm thông tin của trường chứ không thuần tuý là chỗ mượn và đọc sách. Do vậy ngồi khơng gian dành cho kho sách, báo chí, khơng gian cho người đọc đã có máy vi tính kết nối Internet và máy in là nguồn tra cứu thông tin, dữ liệu có hiệu quả cao. Sách và tài liệu đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trường được quan tâm trang bị nhiều loại hình TBGD trong cùng xu thế đổi mới nội dụng, chương trình sách giáo khoa của THPT. Tuy nhiên, so với yêu cầu dạy học tại Trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định việc
trang bị vẫn còn thiếu. Việc trang bị theo hướng dùng chung TBGD giữa một số môn học trong cùng bậc học, cùng phịng thí nghiệm hoặc phịng chứa TBGD mang tính kinh tế cao. Ví dụ mơn Hố học có những TBGD (Vơn kế, đồng hồ bấm dây...) nên có thể dùng chung với mơn Vật lý. Một số hố chất nên dùng chung giữa môn Sinh học, Kĩ thuật, Vật lý với mơn Hố học. Cách kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh ở trường chưa khuyến khích GV tích cực sử dụng TBGD. Trường có kết nối mạng Internet tích cực ứng dụng Cơng nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào q trình dạy học.
Vì vậy, với số lượng và chất lượng TBGD như hiện có chưa thể đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của tất cả các GV trong q trình giảng dạy, dẫn đến tình trạng có những GV muốn soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng TBGD, nhưng thực tế lại khơng thực hiện được do thiếu hoặc khơng có TBGD để dùng, nên có mơn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học thấp. Để đánh giá về mức độ thừa, thiếu và chất lượng của trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định hiện nay. Xử lý bộ phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, GV và nhân viên nhận thấy TBGD tại trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định so với yêu cầu của chương trình và đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học thì khơng chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa đảm bảo. Chất lượng của các TBGD sau một năm sử dụng thường bị giảm nhanh so với chỉ tiêu của nhà sản xuất đề ra, ví dụ như: độ bền của bóng đèn máy chiếu, gương, thấu kính bị xước, thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thanh không đảm bảo, dụng cụ thể dục thể thao...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Có thiết bị mua về chất lượng không đảm bảo.
- Do GV trong quá trình sử dụng thao tác không đúng quy trình, kỹ năng sử dụng các TBGD nghe nhìn kém.
- Hàng năm, dựa theo nhu cầu sử dụng của GV, trường có đầu tư kinh phí nhỏ để sửa chữa, thay thế, bổ sung, mua sắm mới phương tiện dạy học đã hỏng, không sửa chữa được.
2.3.3.2. Thực trạng quản lý việc bảo quản thiết bị giáo dục tại trường trug học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định
Sau khi điều tra tại trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định cho thấy, trường có cơ sở vật chất sư phạm tương đối khang trang và có đầy đủ TBGD, trường có kho chứa thiết bị, phịng học bộ môn, thư viện, sân tập thể dục thể thao.
Trong phịng thí nghiệm có tủ, kệ để đựng, bày. Nhưng việc sắp xếp chưa khoa học, chưa đảm bảo yếu tố “dễ thấy, dễ tìm, dễ lấy”. Vì vậy khi muốn lấy một TBGD nào đó cịn mất thời gian. Thêm vào đó là các TBGD do khơng được bảo quản đúng cách, khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, thậm chí bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh khơng cịn giá trị sử dụng. Trường có nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện có chun mơn nhưng phụ trách công tác kiêm nhiệm nên thời gian dành cho cơng việc bố trí, sắp xếp và bảo quản các TBGD cịn hạn chế. Cuối mỗi năm học, trường đều có tổ chức kiểm kê nhưng chỉ làm một cách hình thức bằng cách đếm, rà sốt lại xem có thiết bị nào thiếu, hỏng mà chưa có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cho đúng thời điểm. Máy vi tính và các thiết bị điện tử hiện đại có chế độ bảo quản riêng, có chế độ bảo dưỡng định kỳ nên ít hỏng hóc, phải sửa chữa.
Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục... của GV. Nhưng vẫn cịn có cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa thực sự quan tâm chú ý, có GV mượn TBGD mà khơng ghi vào sổ, có GV mượn khơng trả lại gây thất thốt, lãng phí. Có thể nói việc bảo quản TBGD trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao. Tình trạng hư hỏng, lãng phí vẫn cịn xảy ra, do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và GV, nhân viên nhà trường cần
quan tâm chú ý hơn nữa.
2.3.3.3.Thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ GV của trường THPT chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định chủ yếu sử dụng các TBGD được cấp phát. Qua tìm hiểu thực trạng ở trường cho thấy: Loại hình TBGD được sử dụng nhiều và có hiệu quả nhất là tranh ảnh giáo khoa cho các môn năng khiếu thể dục và các mơn văn hóa như Lịch sử, Địa lý, Sinh học. Bên cạnh đó, GV các bộ mơn: Tốn, Lý, Hố, Tin học cũng khá tích cực trong việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm hoặc đồ dùng sẵn có của nhà trường như một số tranh ảnh và đồ dùng tự làm, bảng phụ, mơ hình, tranh vẽ,...
Ngược lại: mơn Vật lý, Hố học có nhiều đồ dùng nhưng GV lại ít sử dụng, chủ yếu do tâm lí ngại hoặc do kĩ năng sử dụng chưa thành thạo. Như vậy, tình trạng dạy chay, học chay vẫn cịn, GV ở một số môn học vẫn quen với nếp cũ, lên lớp chủ yếu thuyết trình, giảng giải, thầy đọc, trò chép, thầy giảng trị nghe đặc biệt là mơn Ngữ văn. GV còn ngại sử dụng TBGD, họ cho rằng sử dụng TBGD sẽ mất thời gian, tốn công chuẩn bị, thời gian sử dụng TBGD dành để giảng giải và cho học sinh luyện tập thì tốt hơn. Cũng có GV sử dụng TBGD nhưng hiệu quả lại chưa cao, có GV chi đưa ra coi như giới thiệu TBGD, chưa khai thác được nội dụng kiến thức, chưa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua quan sát, thực hành trên TBGD. Một số GV chưa biết cách sử dụng TBGD hợp lý, đặt TBGD trên bàn hoặc treo trên bảng từ đầu đến cuối tiết học làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không chú ý vào nội dung bài học. Sử dụng TBGD như thế không những không phát huy được tác dụng của TBGD, không phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tính tự giác, tích cực hoạt động của học sinh mà còn làm giảm hiệu quả sư phạm của TBGD, làm giảm chất lượng của giờ học. Kho dụng cụ thể dục thể thao cất giữ một chỗ. Chưa có kho riêng đặt tại từng vị trí theo mơn thể thao nên các GV ngại đi lấy dụng cụ hoặc một số dụng cụ to, nặng cần đến nhiều người
di chuyển đến vị trí xa và khó khăn.
Các phiếu trưng cầu ý kiến đề cập đến nhiều khía cạnh của TBGD. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ thu thập những số liệu có liên quan đến hiệu quả sử dụng TBGD, từ đó phân tích các ngun nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng TBGD còn thấp và đó cũng là một cơ sở để đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Để nghiên cứu công tác quản lý dạy học qua 5 chỉ số trên, tác giả xây dựng bộ phiếu trưng cầu ý kiến cho 3 đối tượng: Cán bộ quản lý, GV và học sinh. Ngoài 5 chỉ số trên, người điều tra, khảo sát tùy theo mục đích đề ra, có thể thêm hoặc bớt một số chỉ số cho phù hợp. Nếu chỉ căn cứ vào một, hai chỉ số để xem xét và đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD thì sẽ phiến diện và chủ quan khơng làm nổi bật được thực tế. Trong khi tổng hợp, tác giả chỉ thống kê một số thành tố chính, cơ bản để làm nổi bật 5 chỉ số đó.
Tác giả đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu với cán bộ quản lý nhà trường và các bộ môn của nhà trường với số lượng: 24 người. Kết quả được cụ thể trong bảng 2.7
Bảng 2. 7: Thực trạng sử dụng thiết bị giáo dục và thiết bị giáo dục thể thao
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ SỐ LƢỢNG 1. Tần số sử dụng TBGD và nguyên nhân 1.1. TBGD đã được sử dụng: 1.1.1. TBGD được sử dụng trên 85% 3 1.1.2. TBGD được sử dụng từ 60% đến 84 % 12 1.1.3. TBGD được sử dụng từ 40% đến dưới 60% 3 1.1.4. TBGD được sử dụng dưới 40% 3 1.2. Những nguyên nhân 1.2.1. TBGD khó sử dụng 2 1.2.2. GV còn thiếu kiến thức về TBGD 8
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ SỐ LƢỢNG
1.2.3. GV thiếu thời gian để chuẩn bị TBGD 6 1.2.4. GV cảm thấy vất vả hơn khi dạy học có TBGD 15
1.2.5. Chất lượng TBGD còn chưa tốt 3
2. Mức độ hiểu tính năng và tác dụng của TBGD
2.1. Hiểu tính năng và tác dụng của TBGD
2.1.1. Trên 85% 2
2.1.2. Từ 60 đến 80% 5
2.1.3. Từ 40 đến 60% 12
2.1.4. Dưới 40% 5
2.2. GV ngại nghiên cứu khai thác sử dụng các tính năng của
TBGD 15
3. Tính thành thạo trong sử dụng TBGD
3.1. Còn cảm thấy lúng túng khi sử dụng đa số TBGD 7 3.2. GV chưa được hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng sử
dụng TBGD 14
3.3. Tập thể GV tích cực trao đổi, học hỏi lẫn nhau 10 3.4. Có sách hướng dẫn và Cataloge về TBGD 2
4. Tính kinh tế của sử dụng TBGD
4.1. TBGD giúp GV dễ thiết kế kế hoạch giảng dạy hơn, chuẩn bị bài chu đáo hơn 22 4.2. Hiệu quả của tiết học có TBGD được tăng lên 22 4.3. Giúp công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn 22 4.4. TBGD đã làm tăng tỉ lệ số giờ dạy giỏi của GV và tăng số GV giỏi 22
5. Góp phần đổi mới PPDH
5.1. Tính tích cực hố q trình nhận thức, q trình tư duy
của học sinh 20
5.2. Rèn luyện thói quen làm việc khẩn trương, khoa học cho
GV và HS 23
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ SỐ LƢỢNG
5.4. GV và HS có mối liên kết chặt chẽ, hiểu biết nhau hơn 23 5.5. Tác động tốt đến kết quả học tập của học sinh 24
Nhận xét bảng 2.7:
Theo đánh giá của cán bộ quản lý trường và cán bộ quản lý các bộ môn cho thấy:
Một là, tần suất sử dụng TBGD: 15 cán bộ quản lý khẳng định số TBGD được sử dụng từ 60% trở lên. Điều đó cho thấy một phần thiết bị giáo dục được cung cấp chưa được GV sử dụng; 15 cán bộ quản lý cho rằng khơng phải do khó sử dụng và thiếu hiểu biết về TBGD mà chủ yếu là do ngại; 15 cán bộ quản lý nhận định là do GV thấy vất vả khi sử dụng TBGD.
Hai là, mức độ hiểu tính năng và tác dụng của TBGD: Có 07 cán bộ quản lý nhận định số GV hiểu được trên 60% tính năng kĩ thuật và tác dụng của TBGD được sử dụng trong nhà trường, số cịn lại có thái độ ngại nghiên cứu sử dụng tính năng của TBGD.
Ba là, tính thành thạo trong sử dụng TBGD: Cán bộ quản lý khẳng định GV còn lúng túng khi sử dụng đa số các loại hình TBGD vì họ cịn chưa được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các TBGD, mà chủ yếu là học tập nhau và tự tìm hiểu qua sách hướng dẫn hoặc Cataloge. Bên cạnh đó, nhà trường chưa chủ động bồi dưỡng rèn luyện các kĩ năng sử dụng TBGD.
Bốn là, tính kinh tế của việc sử dụng TBGD: 22 cán bộ quản lý đánh giá rằng hiệu quả giờ lên lớp có TBGD đã được tăng lên, công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn và nhờ dạy học có TBGD nên tỉ lệ số giờ dạy giỏi của GV số