Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao nguyễn thị định thành phố hồ chí minh (Trang 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc nhấn mạnh đến tác dụng hiệu quả của TBGD mà nhà quản lý khai thác được trong quá trình sử dụng, quản lý. Nếu TBGD không được trang bị và quản lý bám sát mục tiêu và nội dung GD&ĐT nói chung, dạy học nói riêng, phù hợp với nhiệm vụ và chương trình đào tạo của nhà trường thì sẽ khơng phát huy được tác dụng như mong muốn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp là nguyên tắc yêu cầu nhà quản lý phải xác định được vị trí, vai trị của mỗi TBGD trong từng nội dung đào tạo để định hướng người dạy có phương pháp sử dụng phù hợp với tiến trình bài học. Đồng thời, nó cũng yêu cầu việc sử dụng các TBGD phải đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển là nguyên tắc yêu cầu các nhà quản lý cần phải thường xuyên tiến hành rà soát hệ thống TBGD trong nhà trường để thanh lý những cái đã quá cũ, lạc hậu và sửa chữa, nâng cấp những cái cịn có thể sử dụng, có thể phù hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trường. Tính phát triển mà nguyên tắc này nhấn mạnh còn thể hiện ở việc tích cực khai thác các nguồn vốn có thể có để từng bước hiện đại hóa các thiết bị, phục vụ tích cực cho q trình đào tạo, đặc biệt là phải đạt được mục tiêu phát huy cao nhất tính tích cực của người học, làm cho khâu học và thực hành

gắn bó chặt chẽ với nhau, học đi đôi với hành, học để phục vụ hành.

3.1.4. Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý

Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý là nguyên tắc đòi hỏi việc sử dụng TBGD phải đặt trong quá trình quản lý và tuân thủ yêu cầu của các bước như: Kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm tra, giám sát trong mua sắm, trang bị và quản lý thiết bị.

Có thể nói, các nguyên tắc trên có liên quan chặt chẽ, phổi hợp hài hịa, bổ trợ với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, nhà quản lý cần có tư duy tổng họp để nắm bắt thực trạng và áp dụng biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý TBGD đối với trường THPT cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nêu trên nhưng cũng cần quán triệt và đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

Phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, điều kiện khả năng tài chính của trường THPT;

-Phải căn cứ vào thực trạng quản lý TBGD, các vấn đề còn tồn tại và

cần giải quyết trong công tác quản lý;

-Phải phù hợp với điều kiện, yếu tố và các bộ phận có liên quan trong

cơng tác đào tạo;

-Phải có tính khả thi;

-Phải đảm bảo hiệu quả công việc;

Việc xác định nội dung quản lý đã khó nhưng việc xác định các biện pháp đúng đắn lại cịn khó hơn. Kế hoạch và biện pháp quản lý là vấn đề đòi hỏi sự tập trung năng lực của người quản lý, chúng rất cần cho việc quản lý và cải tiến công tác quản lý ở những hệ quản lý phức tạp và đa dạng như vấn đề TBGD.

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục tại trƣờng trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Ban hành hệ thống văn bản quy định đối với hoạt động quản lý thiết bị giáo dục giáo dục

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc ban hành hệ thống văn bản quy định đối với hoạt động quản lý TBGD trong phạm vi nhà trường là biện pháp quản lý hành chính nhằm tạo sự thống nhất trong việc quản lý TBGD trong tất cả các khâu của hoạt động quản lý; là căn cứ để xử lý hành chính đối với những hiện tượng sai phạm trong quá trình thực hiện quản lý TBGD.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xây dựng các quy định đối với hoạt động quản lý TBGD phải được triển khai theo hướng: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế phân cấp và tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp; xây dựng các quy trình quản lý từng lĩnh vực cơng việc, ngăn ngừa tình trạng quan liêu, trì trệ, thiếu hiệu quả do có nhiều tầng, nhiều bậc trung gian. Tính năng tự chủ, sáng tạo của các tổ nhóm bộ mơn và tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý hiệu quả của trường, các đơn vị.

Để có thể xây dựng được hệ thống quy định về việc quản lý TBGD trong nhà trường được tốt, theo quan điểm của tác giả, trước hết cần phải lấy các văn bản của nhà nước làm quy định nền tảng cho việc xây dựng hệ thống quy định của nhà trường. Sau đó, Ban Giám hiệu cần lập ra một tổ công tác xây dựng hệ thống quy định tập trung vào những vấn đề sau:

* Quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của nhân viên quản lý TBGD. Trong đó cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp thực hiện công tác quản lý TBGD theo hướng tập trung dân chủ.

* Xây dựng kế hoạch, thực hiện đầu tư, mua sắm đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng,...

* Quy định về sử dụng, bảo quản TBGD. Trong đó trọng tâm là: Thống nhất hệ thống sổ sách đăng kí TBGD; Việc bảo quản TBGD; Bố trí

sắp đặt khoa học các TBGD trong phịng học bộ mơn và kho lưu trữ; Quy định về việc chấp hành công tác thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn kĩ thuật, số lượng thiết bị, bảo đảm thực hiện đủ bài thí nghiệm, giờ thực hành quy định trong chương trình giảng dạy; Việc đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện chuyển giao công nghệ và khai thác sử dụng cho GV và nhân viên quản lý TBGD; Quy định đảm bảo an tồn lao động vệ sinh mơi trường.

* Quy định về kiểm kê thanh lý và điều chuyển TBGD trong phạm vi nhà trường để đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định về quản lý tài sản.

Có thể nói, việc ban hành hệ thống quy định đối với hoạt động quản lý TBGD trong trường trung học phổ thông là rất cấp thiết. Cụ thể là cần tập trung hoàn chỉnh một số văn bản sau:

Quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của tổ văn phịng, hành chính, cán bộ nhân viên thiết bị thí nghiệm.

Xây dựng kế hoạch về quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng TBGD; kế hoạch sử dụng TBGD số lượng từng loại TBGD chi tiết đến từng tiết, từng bài, chương của từng bộ môn, kế hoạch từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.

Quy định về trang bị TBGD

Quy định về nghiệm thu, bàn giao, mượn và trả TBGD Quy định về bảo quản và sử dụng TBGD Quy định về kiểm kê, thanh lý TBGD Quy định về điều chuyển TBGD

Quy định về kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng kỷ luật và đưa vào tiêu chí thi đua.

Sau khi hồn thành khung quy định, tổ cơng tác có nhiệm vụ tổng kết quá trình thực hiện các quy định hiện hành có liên quan đến cơng tác quản lý TBGD, chuẩn bị đề cương, biên soạn các quy định, phối hợp các tổ nhóm chun mơn tiến hành tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tồn thể GV, từ đó hồn chỉnh nội dung. Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo về những quy định mới và những vấn đề phức tạp cịn có ý kiến khác nhau. Cuối cùng, tập

hợp lại những ý kiến đóng góp, tổ cơng tác có trách nhiệm hoàn thiện lại những quy định, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quy định và ban hành quy định.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hệ thống các quy định này phải là kết quả của việc tập hợp ý kiến từ các tổ bộ mơn, tổ hành chính, cán bộ GV và nhân viên thiết bị thí nghiệm trong nhà trường trên cơ sở quy định của các văn bản nhà nước. Với cách làm đó, các văn bản quy định chung cho toàn trường mới phù hợp với thực tế của trường, mới phát huy được tác dụng giúp công tác quản lý TBGD đạt kết quả.

3.2.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp là làm cho mọi thành viên trong Nhà trường hiểu rõ được vai trị của TBGD, góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học,... cũng như trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường về việc quản lý TBGD trong sử dụng, bảo quản, khai thác hiệu quả.

Một thói quen đã trở thành cố hữu là nhiều cán bộ quản lý, GV vẫn xem thường tác dụng của TBGD. Những thói quen đó đã ăn sâu vào trong tư duy của họ (nhất là GV cao tuổi). Như vậy, không thể thay đổi tư duy nhận thức của họ ngay mà phải có lộ trình từ từ.

Đồng thời, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về việc sử dụng TBGD cũng nhằm giúp họ có ý thức việc cấp thiết phải sử dụng và có nhu cầu sử dụng thường xuyên TBGD, phát huy hiệu quả sử dụng TBGD trong các giờ học thiết yếu.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Muốn thực hiện tốt biện pháp nêu trên, bộ phận quản lý TBGD phải cập nhật thường xuyên các thông tin, các văn bản pháp lý mới nhất về TBGD và hoạt động quản lý TBGD, đặc biệt là các thơng tin, tài liệu nói về vai trị của

TBGD trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; các số liệu thông tin về phát triển khoa học công nghệ, các loại TBGD mới, hiện đại;...Sau đó, bộ phận này có trách nhiệm phối hợp với các tổ bộ môn tiến hành việc tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong nhà trường có tham gia vào q trình sử dụng, quản lý TBGD bằng cách: Đăng tin trên mạng nội bộ (bảng trường), gửi văn bản cho các tập thể, cá nhân để mọi người hiểu sâu sắc hơn, thấm nhuần hơn về sự cấp thiết sử dụng TBGD trong quá trình dạy học.

Đồng thời việc thực hiện biện pháp cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể và tuân theo các bước thực hiện sau:

- Phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên, học sinh về vị trí, vai trị chức năng và tầm quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học.

- Phải biến nhận thức thành ý thức trách nhiệm, tạo động lực tinh thần tự giác trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TBGD của từng thành viên trong nhà trường.

- Nâng cao kĩ năng quản lý, từ đó mới có thể quản lý tốt TBGD. Các văn bản quy định do các cấp ban hành có sự điều chỉnh hàng năm. Do vậy, việc tổng hợp xử lý các văn bản đó là cấp thiết và phải trở thành kĩ năng của người quản lý.

- Người quản lý ngồi lịng nhiệt tình, sự nhận thức đúng đắn, vẫn cần phải có kĩ năng khái qt tình hình tổ chức công việc người lãnh đạo. Thực tế rất phức tạp, bản chất và hiện tượng lẫn vào nhau khó phân biệt. Công tác quản lý TBGD còn khá mởi mẻ và phức tạp hơn khi nó được đặt trong mối quan hệ với nhiều mặt cơng tác khác của trường học. Điều đó, địi hỏi người quản lý phải có khả năng khái qt tình hình, phân lập được các vấn đề chủ yếu và thứ yếu, trọng tâm và không trọng tâm... nhằm đưa ra được quyết định kịp thời, đúng đắn "Một người biết lo bằng một kho người biết làm".

- Kịp thời giới thiệu các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả trong đó phải sử dụng TBGD.

Như đã khẳng định, TBGD có tác dụng lớn trong việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Muốn học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn thì khơng thể thiếu TBGD trong quá trình dạy học. Theo tác giả, đội ngũ cán bộ GV trường phải thấm nhuần tinh thần này hơn ai hết, chỉ có như thế, họ mới quyết tâm sử dụng TBGD trong giờ học.

Muốn vậy, cán bộ quản lý bằng các hình thức tổ chức khác nhau giúp GV có nhận thức đúng về vai trò của TBGD với việc đổi mới PPDH, kết hợp với chính sách xã hội hóa giáo dục, các biện pháp mạnh và linh hoạt của nhà trường. Cần quy định hệ thống sổ sách của nhà trường đảm bảo tối thiểu có 3 loại sổ sách: Sổ báo giảng, sổ đầu bài và sổ mượn TBGD để dạy học và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu.

Mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBGD

Tuần: ....Từ ngày: .................................. Đến ngày: ..................................... Họ và tên GV: .............................................................................................. Thứ Ngày cần sử dụng Tên TBGD Tên bài dạy Môn Lớp

Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy

Ngay từ đầu năm học, nhà trường thực hiện cho GV đăng ký danh hiệu thi đua. Trên cơ sở đó, sơ kết cuối học kỳ, tổng kết cuối năm và bình bầu,

khen thưởng xứng đáng cho những GV tích cực sử dụng TBGD...

Những việc làm trên khẳng định biện pháp về nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV là cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD. Trên cơ sở biện pháp về lý luận và thực tiễn đã cho thấy: GV mãi mãi là người chủ động sử dụng TBGD, là người trực tiếp tổ chức cho học sinh sử dụng có hiệu quả TBGD. Đội ngũ GV phải thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp sử dụng TBGD đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ GV phải thấy rõ những định hướng chỉ đạo của Bộ, Sở, GD&ĐT về đổi mới phương pháp sử dụng TBGD.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực và cập nhật thời sự. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện về thời gian của các cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường.

Chi bộ Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường phải lấy việc nâng cao hiệu lực chế định GD&ĐT và kế hoạch quản lý, sử dụng TBGD trong trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của mình.

Phải chọn được đội ngũ cán bộ GV của các tổ bộ mơn, nhân viên phụ trách TBGD có năng lực, uy tín, trách nhiệm. Phải tạo điều kiện vật chất, tinh thần và bố trí thời gian hợp lý cho họ thực hiện hoạt động sử dụng và giám sát sử dụng TBGD.

3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Đội ngũ nhân viên quản lý, GV với tư cách là người sử dụng TBGD có vai trị hết sức quan trọng đối với việc phát huy hiệu quả TBGD hiện có của trường THPT trong q trình đào tạo. Trong đó, nhân viên quản lý TBGD là những người có trình độ chun mơn, trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý, vận hành, khai thác sử dụng, bảo quản TBGD. Đội ngũ GV là lực lượng chủ

yếu trong việc khai thác sử dụng, duy trì hoạt động của các thiết bị; Nắm vững lý thuyết, có kĩ năng thực hành cao theo chun ngành. Họ có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu, cải tiến các TBGD để từng bước tiếp cận, ứng dụng kĩ thuật mới vào việc hiện đại hoá trang bị nhà trường. Đội ngũ GV thực hành có vai trị quyết định trong việc phát huy hiệu quả thiết bị đối với mục đích nâng cao kĩ năng thực hành của học sinh.

Hơn nữa, giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập (học sinh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao nguyễn thị định thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)