Đổi mới đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục để đảm bảo về chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao nguyễn thị định thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông

3.2.4. Đổi mới đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục để đảm bảo về chất

đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường TBGD nhà trường không chỉ trông chờ vào các thiết bị được cấp phát mà cần đầu tư mua sắm những trang thiết bị, những phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, cần phải xây dựng một hệ thống TBGD tương xứng với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Bởi vậy trường cần tập trung đổi mới đầu tư trang bị TBGD nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Giúp cho GV biết sử dụng trang thiết bị giáo dục mới- hiện đại, tự tin, tích cực sử dụng đồ dùng dạy học. Đồng thời họ biết giữ gìn và bảo quản trang thiết bị.

Phân phối thiết bị theo tiết dạy, tránh chồng chéo, dạy chay đối với tiết dạy yêu cầu phải sử dụng đồ dùng dạy học. Thực hiện tốt các tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tăng hiệu quả giờ giảng của GV. Việc mượn và trả được tiến hành chủ động.

Việc đầu tư mua sắm phải đúng trọng điểm, theo yêu cầu ưu tiên nói trên. Tránh thất thốt tài chính, tận dụng tối đa nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn chi khác cho việc mua sắm và sửa chữa TBGD của trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để trang bị TBGD theo hướng đổi mới công tác đầu tư, nhà trường cần thực hiện các nội dung như sau:

Đánh giá thực trạng về việc trang bị, mua sắm, phân phối, sử dụng, bảo quản TBGD của nhà trường; thiết lập những qui định, kế hoạch mua sắm phân phối phù hợp với yêu cầu ưu tiên dạy và học. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về nhận thức và sự hiểu biết của GV nhà trường trong việc sử dụng thiết bị giáo dục nói chung và thiết bị giáo dục mới - hiện đại nói riêng để từ đó đề ra chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới. Xem xét, đối chiếu phân phối chương trình của các mơn học với phân công GV giảng dạy, chú ý những tiết dạy có yêu cầu sử dụng đồ dùng và thiết bị giáo dục để xây dựng thời khoá biểu hợp lý, khoa học. Đánh giá thực trạng về chi tiêu tài chính cho đầu tư mua sắm và quản lý TBGD của trường. Cụ thể:

Đầu tư trang bị TBGD mới, sửa chữa các TBGD hỏng.

Lập sổ quản lý TBGD để theo dõi tình hình trang bị, tần suất sử dụng và tình trạng của TBGD.

Mẫu sổ nhập TBGD

Ngày được trang bị Tên TBGD

Tình trạng của TBGD Số lượng Người giao ký tên Người nhận ký tên

Mẫu sổ theo dõi tình trạng TBGD Ngày Tên TBGD được

trang bị của TBGD Tình trạng Số lượng Người giao ký tên

Quản lý bảo quản, bảo trì thường xuyên cho các TBGD (sắp xếp 01 phịng TBGD, cử người trơng coi TBGD, sổ theo dõi TBGD...)

liệu sách giáo khoa, PPDH,... vì vậy phải xây dựng một hệ thống TBGD tương xứng với yêu cầu của công tác dạy học hiện nay. Bản kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa TBGD phải hướng vào các nội dung cụ thể:

Xây dựng hệ thống phịng chức năng để TBGD, phịng thí nghiệm theo quy mơ của Bộ GD&ĐT.

Mua sắm, bổ sung TBGD một cách thường xuyên theo mục đích u cầu chương trình của các tổ bộ môn. Khi mua sắm TBGD phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, mẫu vật, quy cách.

Khi mua sắm TBGD phải nghiên cứu mẫu, lựa chọn mặt hàng TBGD cần mua sắm. Phải có phịng để thiết bị giáo dục, các TBGD phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng, có các phương tiện bảo quản (tủ, giá,..) che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phịng chữa cháy. TBGD của trường ngồi việc sử dụng kinh phí đầu tư của nhà nước, nhà trường cần tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau như sưu tầm, tự làm của GV và học sinh, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân từ thiện, hảo tâm. Cần thường xuyên sửa chữa, tu bổ lại những TBGD cũ. Cán bộ quản lý nhà trường cần khai thác triệt để các chức năng của TBGD.

Cân đối, dự toán thu, chi cho việc mua sắm TBGD, chú ý ưu tiên cho dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề ở cấp tổ, nhóm, cử người đi học các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về lĩnh vực này để về trường hướng dẫn nhau sử dụng trang thiết bị mới. Giao cho tổ, nhóm chuyên mơn dự kiến thời khóa biểu của từng mơn với các khối lớp. Giao cho cơng đồn cùng thanh tra nhân dân của trường đảm nhiệm việc giám sát chi tiêu tài chính.

Thực hiện việc mua sắm tập trung vào thời gian hè là chủ yếu để kịp thời phục vụ cho năm học mới. Lập thời khoá biểu mượn thiết bị giáo dục phải xuyên suốt cả chương trình năm học. Từng bước nâng cao kỹ năng, kỹ xảo sử dụng TBGD hiện đại của GV. Thông báo công khai kết quả giám sát trước toàn thể cán bộ GV trong cuộc họp hội đồng giáo dục. Xem xét, kiểm kê, đánh giá chất lượng của các TBGD được mua về; so sánh với yêu cầu đặt

ra để kịp thời uốn nắn những sai sót.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tránh tình trạng chỉ tập trung cho việc mua sắm phục vụ dạy và học mà coi nhẹ việc mua sắm để phục vụ cho các hoạt động khác.

Sử dụng trang thiết bị phải song song với việc giữ gìn, bảo quản. Khơng thiên lệch chỉ thích sử dụng thiết bị mới - hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các thiết bị giáo dục tại trường trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao nguyễn thị định thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)