8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý và đạt được những mục tiêu quản lý đã đề ra. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Khơng có
biện pháp nào là vạn năng mà thông thường phải vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ.
Mỗi biện pháp có những ưu điểm và có những hạn chế nhất định, do đó năm biện pháp trên phải thực hiện một cách có hệ thống đồng bộ. Đó là điểm then chốt của đề tài mà tác giả mạnh dạn đưa ra trong luận văn này. Nó ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.
Trong 6 nhóm biện pháp nêu trên thì hai biện pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên về hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục và Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả TBGD cho đội ngũ GV, nhân viên, có ý nghĩa tiên quyết. Vì nếu có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Nhóm biện pháp về đổi mới đầu tư mua sắm TBGD để đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học mang ý nghĩa then chốt quyết định sự thành cơng trong q trình giáo dục trong nhà trường. Tuy vậy, các biện pháp khác tạo điều kiện để các nhà quản lý phát huy sức mạnh tổng hợp; Phải tùy theo cơng việc, con người, hồn cảnh, điều kiện thời gian mà người quản lý lựa chọn và kết hợp các biện pháp thích hợp để thực hiện tốt hơn cơng việc quản lý của mình.