Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại tân phát (Trang 25 - 29)

1.2. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực

1.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.5.1. Khái niệm

Đối với một doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động, đào tạo là nội dung quan trọng và cấp bách vì nếu như doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, máy móc cơng nghệ cao, mặt hang đa dạng nhưng nhân viên kém hiểu biết, thiếu kiến thức thì xem như cơng ty đó khơng thể phát triển mạnh được.

Đào tạo là hoạt động nhằm mục đích năng cao năng lực, chun mơn nghiệp vụ của người lao động để đáp ứng quá trình làm việc của họ được thuận lợi, và cơng việc có hiệu quả cao hơn.

Phát triển là quá trình cung cấp năng lực cần thiết, chuẩn bị sẵn sàng những hoạt động phát triển trong tương lai cho tổ chức, mà các nhóm hoặc cá nhân sẽ tự nguyện thực hiện.

Tuy nhiên các yếu tố bên trong và bên ngoài liên tục ảnh hưởng đến yêu cầu đào tạo, do đó bất cứ chương trình đào tạo và phát triển nào cũng cần phải năng động và tiếp diễn không ngừng.

a. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Đào tạo chia làm 2 mảng: đào tạo trong cơng việc và đào tạo ngồi.

Đào tạo trong công việc: Là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi

làm việc, trong đó nhân viên sẽ được đào tạo chun mơn, kỹ thuật để phục vụ cho cơng việc của mình. Việc đào tạo này sẽ diễn ra trong công ty, có người hướng dẫn, đào tạo trực tiếp. Có những phương pháp sau:

Đào tạo theo chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ biến nhất để

dạy các kỹ năng thực hiện công việc. Bắt đầu bằng sự giới thiệu về vị trí, cơng việc nhân viên đảm nhận. Sau đó sẽ được chỉ dẫn tận tình từng cơng việc, từng bước, từng nhiệm vụ để nhân viên có thể hiểu rõ và làm việc thuần thục.

Kèm cặp và chỉ bảo: Phương pháp này sẽ có một người cấp trêm kèm

cặp, hướng dẫn cho một người cấp dưới, giúp cho họ nhận thấy được cơng việc rõ ràng và hình dung ra được nhiệm vụ trong tương lai.

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Là phương pháp điều chuyển

người có năng lực tốt, có tố chất ở cơng việc cũ, sẽ chuyển sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đào tạo ngồi cơng việc: Là phương pháp người học việc sẽ được tách

khỏi sự thực hiện các công việc thực tế của công ty. - Tổ chức các lớp học nghiệp vụ.

- Cứ đi học tại các lớp do những tổ chức uy tín giảng dạy. - Hội nghị hoặc hội thảo.

- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính. - Đào tạo từ xa.

b. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là việc làm thường xuyên của mỗi công ty xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinh doanh, giúp cơng ty có đủ nguồn nhân lực. Ngoài ra phát triển nguồn nhân lực cịn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi cho mình, tạo cho họ mơi trường thuận lợi để bọn làm việc tốt hơn.

1.2.5.2. Nhu cầu đào tạo

Đối với mọi công ty, việc đào tạo nhân viên là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất. Bởi vì cho dù lắp đặt cả một hệ thống máy móc tinh vi mà khơng có người điều khiển cũng trở nên vô dụng. Doanh nghiệp hiện đang sống trong giai đoạn bùng nổ thông tin và nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, đồng thời các nhà quản trị còn phải thấy được xu hướng phát triển trong những năm tới, đưa ra và áp dụng những chương trình đào tạo và phát triển chuẩn bị đối phó với những thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên sự

thay đổi này phải mang lại hiệu quả thiết thực và giúp ổn định hơn trong tổ chức. Câu hỏi luôn được đặt ra đối với nhà quản trị là: “Các nhu cầu đào tạo của công ty là nhu cầu nào?” và “Công ty muốn thực hiện mục tiêu gì qua các nỗ lực đào tạo và phát triển?”.

Mặt khác nhà quản trị phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá xem chương trình đã đáp ứng với các nhu cầu mục tiêu đề ra chưa. Tổ chức nào thích ứng với những thay đổi, tổ chức đó sẽ dễ thành cơng nhất.

Người lao động sẽ được học tập và đào tạo thêm nhằm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả trong công việc; nhân viên sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, sẽ giúp hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phát triển cao; đào tạo và phát triển nhân sự là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của tổ chức trước sự thay đổi của môi trường.

1.2.5.3. Phương pháp đào tạo và phát triển

Có rất nhiều phương pháp đào tạo và phát triển phổ biến như: trò chơi kinh doanh hay trị chơi quản trị, hội nghị, thảo luận, mơ hình ứng xử, huấn luyện tại bàn giấy, thực tập và đóng kịch … Hiện nay, những phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến tại Việt Nam.

Để thực hiện chương trình đào tạo và phát triển, nhà quản trị cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp. Có hai phương pháp áp dụng với từng đối tượng: phương pháp phát triển cấp quản trị và phương pháp đào tạo – phát triển công nhân. Phương pháp phát triển cấp quản trị bao gồm: dạy kèm, trò chơi kinh doanh, điểm quản trị, hội nghị, mơ hình ứng xử, kỹ thuật nghe nhìn, đóng kịch, thực tập sinh viên, luân phiên công tác….

Sau cùng nhà quản trị phải có chiến dịch triển khai nguồn nhân lực để cơng ty có khả năng tồn tại và thắng trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Sơ đồ 1.2: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

(Nguồnhttps://timvanban.vn/nguyen-huu-than-2008-quan-tri-nhan-su-nxb- lao-dong-xa-hoi)

Nội dung, trình tự của quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thường được tiến hành theo 4 bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển: Chương trình đào tạo

phổ biến giúp cho nhân viên củng cố, phát huy them kiến thức và bên cạnh đó góp phần vào mục tiêu chiến lược của tổ chức và đáp ứng các nhu cầu cần thiết của tổ chức.

Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo và phát triển: Những kỹ năng cụ thể nào

cần được đào tạo? Số lượng và cơ cấu học viên như thế nào? Thời gian đào tạo, chi phí đào tạo, đào tạo theo phương pháp nào?

Bước 3: Thực hiện kế hoạch: triển khai kế hoạch đã đề ra.

Bước 4: Đánh giá đào tạo và phát triển: Kết quả chương trình đào tạo

bao gồm kết quả nhận thức, sự thỏa mã của người học đối với chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Từ các kết quả trên có thể đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của chương trình đào tạo.

Thực hiện kế hoạch

Đánh giá đào tạo và phát triển

Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại tân phát (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)