Tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 42 - 43)

1.3.1 .Vai trò của thiết bị dạy học thực hành ngoại ngữ

1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong nhà trường

Từ khái niệm và chứng năng của quản lý giáo dục có thể hiểu quản lý thiết bị dạy học là tác động có mục đích của chủ thể quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức được sử dụng có hiệu quả các TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Nội dung TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải mở rộng và sâu đến đấy. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ: TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt trong công tác giảng dạy khi được quản lý tốt.Chính vì vậy cho nên đi đối với việc đầu tư trang thiết bị, điều quan trọng hơn hết là phải chú trọng đến việc quản lý TBDH trong nhà trường. Vì TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, lại vừa mang tính khoa học - giáo dục, cho nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ theo các yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản lý khoa học. Mặt khác, cần phải tuân thủ theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Có thể nói, quản lý TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, chính là đói tượng quản lý trong nhà trường. Sự khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý hiện nay, trong việc chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học là một trong những biện pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Quản lý TBDH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch bao gồm trang bị, sử dụng và bảo quản có hiệu quả hệ thống thiết bị dạy học nhằm góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường bằng cách thực hiện các chứng năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các TBDH để nâng cao chất lượng dạy học là nội dung cơ bản và cũng là mực đích cuối cùng của cơng tác quản lý TBDH trong nhà trường.

Từ những cơ sở nêu trêu, bộ máy quản lý cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học thực hành nói riêng ở trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội nên tổ chức thành các cấp như sau:

- Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng hoặc các phó hiệu trưởng). - Phịng chức năng về quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

- Thủ trưởng các đơn bị quản lý từng nhóm thiết bị cụ thể (Kế toán trưởng, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường các Khoa, Trưởng các bộ môn,…).

- Người trực tiếp sử dụng thiết bị dạy học (cán bộ, giảng viên, sinh viên). - Để quả lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ngoài các phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn đã được phân cấp cụ thể thì cần xây dựng và quy định cơ chế phối hợp ngang, dọc giữa các bộ phận và các cá nhân tham gia quản lý. Điều này nhằm mực đích tạo ra hành lang pháp lý và tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý thiết bị dạy học để phát hiu cao nhất hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)