Các yếu tố ảnh hƣởng đến thiết bị dạy học thực hành tại các trƣờng đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 46 - 49)

1.3.1 .Vai trò của thiết bị dạy học thực hành ngoại ngữ

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thiết bị dạy học thực hành tại các trƣờng đạ

ngoại ngữ

1.6.1. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất là nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý thiết bị dạy học. Lãnh đạo nhà trường đánh giá đúng vai trị của thiết bị dạy học thì sẽ quan tâm đầu tư mua sắm thiết bị, chỉ đạo việc khai thác, sử dụng thiết bị, thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng.

Thứ hai chính là thái độ của cán bộ quản lý trong công tác quản lý và điều phối các TBDH thực hành.

Thứ ba là thói quen trong cơng tác quản lý TBDH thực hành, cịn giữ những thói quen khơng cịn phù hợp để áp dụng trong quá trình quản lý TBDH thực hành, mang lại hiệu quả sự dụng chưa cao.

Thứ tư đó là những cán bộ quản lý cịn kiêm nhiều công việc và trong đó vẫn cịn phải đi giảng dạy, chính vì thế không tập trung và được chuyên mơn; cán bộ quản lý cịn khá trẻ nên năng lực chuyên môn về quản lý chưa cao, kinh nghiệm quản lý chưa có nhiều sẽ gặp khó khăn trong cơng tác quản lý TBDH thực hành cũng như đưa ra các biện pháp kịp thời.

Thứ năm là khả năng tập hợp nguồn lực, vật lực tham gia vào công tác quản lý TBDH thực hành. Kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học cho các giai đoạn (trước mắt và dài hạn) nếu không phù hợp sẽ gây nên trình trạng thiếu hụt hoặc thừa thiết bị đặc biệt đối với các trường có quy mơ sinh viên đơng và tình trạng tuyển sinh phức tạp như hiện nay.

Ngồi ra, cịn là sự phối kết hợp của các cá nhân và các đơn vị chức năng trong trường về công tác quản lý thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tồn

bộ cơng tác quản lý thiết bị dạy học từ mua sắm, phân bổ, hướng dẫn khai thác sử dụng đến bảo quản và sửa chữa thiết bị.

1.6.2. Yếu tố khách quan

Sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học công nghệ dẫn tới việc nhanh chóng bị lỗi thời của các thiết bị dạy học. Kiến thức của chương trình đào tạo ln phải cập nhập theo xu thế phát triển nhưng thiết bị dạy học của các nhà trường có thể chưa đáp ứng được, do kinh phí cịn hạn chế hoặc do chưa có thiết bị để mua sắm.

Xã hội hóa giáo dục này càng thay đổi dẫn đến ảnh hưởng công tác quản lý TBDH thực hành tại các trường.

Sự quan tâm của địa phương đến TBDH thực hành chưa cao. Chất lượng của các TBDH được đầu tư, mua sắm đảm bảo yêu cầu sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động giảng dạy. Bởi lẽ có nhiều nhà cung cấp, nhiều hãng cùng sản xuất các loại thiết bị giống nhau mà chất lượng của mỗi hãng lại khác nhau.

Sự phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ của công nghệ thông tin ngày càng diễn ra chóng mặt, nhất là trong thời đại 4.0 bùng nổ công nghệ làm cho các thiết bị dạy học nhanh xuống cấp và lỗi thời, không bắt kịp xu thế.

Ngồi ra, cịn do tác động của các điều kiện môi trường, thời tiết thất thường, nhiệt độ, độ ẩm sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc quản lý, bảo quản thiết bị dạy học.

Tiểu kết chƣơng 1

Thiết bị dạy học thực hành là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên; đồng thời là nguồn thi thức, là phương tiện giúp sinh viên lĩnh hội tri thứ, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học. Quản lý sử dụng thiết bị dạy học thực hành là quá trình tác động có mục đích của cán bộ quản lý lên quá trình sử dụng hệ thống TBDH nhằm sử dụng có hiệu quả TBDH, đáp ứng mục tiêu dạy học và giáo dục, phát huy tốt vai trò của TBDH trong hoạt động dạy và học.

Đối với người làm công tác quản lý TBDH thực hành cũng cần phải nhận thức sâu sắc các cơ sở lý luận về việc sử dụng TBDH thực hành để làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo và đề ra các quyết định quản lý sát với tình hình thực tế và phù hợp với cơ sở lý luận nhằm quản lý TBDH thực hành có hiệu quả, đúng lúc, đủ cường độ và mức độ sử dụng, đảm bảo an toàn khi sử dụng TBDH thực hành.

Qua việc phân tích những cơ sở lí luận và những vấn đề đã trình bày tại Chương 1, có thể thấy có 5 yếu tố chủ quan và 4 yếu tố khách quan ảnh hưởng tới công tác quản lý TBDH thực hành. Từ đó chúng ta sẽ đánh giá đúng mức thực trạng, xác định đúng nguyên nhân việc quản lý TBDH thực hành của trường Đại học Ngoại Ngữ để từ đó đề ra các biện pháp tăng cường nhằm nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc quản lý TBDH thực hành.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC THỰC HÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)