Khái quát chung về Trƣờng Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 49 - 52)

1.3.1 .Vai trò của thiết bị dạy học thực hành ngoại ngữ

2.1. Khái quát chung về Trƣờng Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1.1. Giới thiệu về nhà trường

Năm 1955, trước nhu cầu lớn lao của công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh thống nhất đất nước, Trường Ngoại ngữ được thành lập tại Khu Việt Nam Học xá (nay thuộc phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ với 2 ngành học là tiếng Nga và tiếng Hoa (Trung Quốc). Năm 1958, Trường Ngoại ngữ được sát nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1964, từ các phân khoa ngoại ngữ, Bộ Giáo dục ra quyết định thành lập 4 khoa: Khoa Nga văn, Khoa Trung văn, Khoa Anh văn và Khoa Pháp văn. Năm 1967, giữa lúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 128/CP ngày 14/8/1967 chia Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành 3 trường đại học Sư phạm thuộc Bộ Giáo dục: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là bước phát triển vượt bậc của ngành ngoại ngữ nước nhà, đáp ứng nhu cầu cấp bách đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ cho sự nghiệp giáo dục và cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 28 Năm 1993, trước yêu cầu đổi mới hệ thống giáo dục đại học, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sát nhập 3 trường đại học lớn của cả nước ở Thủ đô Hà Nội là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà

Là một trong 3 trường thành viên đầu tiên của ĐHQGHN, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.

2.1.2. Đặc thù về dạy và học tại Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội gắn với thực hành gia Hà Nội gắn với thực hành

Trải qua nhiều năm sử dụng phương thức đào tạo mới, lãnh đạo nhà trường, tập thể cán bộ, GV, SV đã nỗ lực không ngừng vượt qua những rào cản để xây dựng hệ thống giáo dục gắn liền với thực hành một cách tiên tiến, hiệu quả, đầy đủ và theo xu thế của xã hội.

Nhà trường đã xây dựng cấu trúc nội dung, chương trình dạy hoặc và đề cương môn học, kế hoạch bào học phù hợp với những thiết bị dạy học thực hành hiện tại của nhà trường để dạy học là dướng dẫn cách học để SV có thể tự học hỏi mọi lúc mọi nơi.

Nhà trường ngày càng trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất như phòng học, phòng chức năng, phòng lap, thiết bị hiện đại về máy tính, ti vi cảm ứng, ghi âm,… nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học thực hành cho sinh viên ngoại ngữ.

Nhà trường đã kịp thời cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của sinh viên theo hướng đánh giá tiến trình kết hợp với đánh giá tổng thể. Đồng thời, nhà trường cũng lưu ý tới việc xây dựng hệ thống thiết bị dạy học thực hành để sinh viên có thể tự học.

Nhà trường đã từng bước tổ chức các buổi hội thảo nhằm cung cấp cho cán bộ, GV, SV những hiểu biết về thiết bị dạy học thực hành cũng như vai trò, cách sử dụng của TBDH thực hành, huấn luyện kỹ năng thực hiện và sử dụng có hiệu quả nhất đối với những tiết học thực hành. Mỗi chương trình giáo dục đều có cấu trúc rõ ràng, hợp lý bao gồm mục tiêu cụ thể, khối kiến thức, kỹ năng, thái độ, SV cần đạt được, có quy đinh rõ thời lượng của từng học phần theo quy định của từng nhím kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở

của khối ngành, kiến thưc cơ sở của ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức tự chọn, thực tập nghề nghiệp.

Chính vì vậy, địi hỏi phương tiện, thiết bị, dụng cụ dạy học phải đươnc trang bị đầy đủ, chất lượng đảm bảo và khai thác có hiệu quả thì mới đáp ứng được yêu cầu và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.1.3. Giới thiệu về khảo nghiệm thực trạng

2.1.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm thực trạng quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội để đánh giá thực tế và cách thức quản lý hiện nay để làm cơ sở căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý TBDH thực hành tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội trong các giai đoạn tiếp thep nhằm đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành tại nhà trường.

2.1.3.2. Địa bàn khảo nghiệm

- Nhóm 1: Đề tài khảo nghiệm chính là 85 người bao gồm: Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng ban, lãnh đạo khoa đào tạo và chuyên viên quản lý kỹ thuật thiết bị dạy học tại trường.

- Nhóm 2: 78 giảng viên hướng dẫn đang giảng dạy tại nhà trường - Nhóm 3: 83 sinh viên các khoa Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn đang học tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Mẫu khảo nghiệm: Đối tượng chính khảo nghiệm là cán bộ quản lý và giảng viên, ngồi ra cịn tham khảo ý kiến của sinh viên tại trường Đại học Ngoại Ngữ với tổng số phiếu là 300 phiếu nhưng thực tế chỉ thu lại được 246 phiếu.

2.1.3.3. Nội dung khảo nghiệm

- Một số đặc điểm cá nhân: giới tính, ngành nghề đào tạo, lớp học, đơn vị công tác,…

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về vai trò của TBDH thực hành. - Thực trạng quy mô TBDH thực hành. - Thực trạng chất lượng TBDH thực hành. - Thực trạng trang bị TBDH thực hành. - Thực trạng cơ cấu TBDH thực hành.

- Thực trạng quản lý đầu tư, phân bổ TBDH thực hành. - Thực trạng quản lý khia thác, sử dụng TBDH thực hành. - Thực trạng quản lý báo quản và bảo dưỡng TBDH thực hành.

2.1.3.4. Phương pháp và kỹ thuật khảo nghiệm

- Dùng phiếu hỏi để khảo nghiệm ý kiến của các đối tượng liên quan trực tiếp đến công tác quản lý TBDH thực hành của trường Đại học Ngoại Ngữ.

- Quan sát thực tế hoạt động thực hành, thí nghiệm tại các phịng thực hành của trường Đại học Ngoại Ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học thực hành tại trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)