Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực đánh giá cho các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng của phòng giáo dục và đào tạo thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 75 - 77)

gia đánh giá

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này là để đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng khai của kết quả đánh giá phải cần các lực lượng đánh giá có kĩ năng, năng lực, có phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng vững vàng, tâm huyết với nghề, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục đích cũng như nội dung, quy trình, phương pháp của việc đánh giá xếp loại CBQL trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng. Đặc biệt là kĩ năng tự đánh giá của CBQL bởi việc tự đánh giá của CBQL phản ánh những thông tin chính xác, những cơng việc cụ thể mà người quản lý đã trực tiếp làm và tự đánh giá được khả năng của mình. Do vậy việc bồi dưỡng kĩ năng, năng lực đánh giá cho CBQL và các lực lượng đánh giá là việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường xây dựng lực lượng giáo viên, CBQL tham gia đánh giá CBQL.

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn kết hợp với ý thức kỷ luật, sự trung thực, khách quan, khoa học trong quá trình đánh giá của CBQL và lực lượng đánh giá.

- Bồi dưỡng nhận thức về bản chất đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn HT: là lấy Chuẩn HT để đo, nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của một CBQL ở thời điểm đánh giá; khơng hồn tồn đồng nhất dùng chuẩn HT để đánh giá năng lực nghề nghiệp của CBQL, khơng phải chủ yếu để bình xét thi đua. Việc đánh giá CBQL phải coi trọng những minh chứng trực tiếp và gián tiếp về kết quả của quá trình quản lý nhà trường, quản lý chuyên môn…Sử dụng các minh chứng phải đa dạng, phối hợp linh hoạt sao cho bộc lộ tối đa năng lực quản lý của CBQL.

- Bồi dưỡng phương pháp tự lập kế hoạch, xây dựng, biết cách tập hợp các minh chứng, các nguồn tài liệu để phục vụ hiệu quả quá trình tự đánh giá và đánh giá.

- Bồi dưỡng cho CBQL và các lực lượng đánh giá nắm chắc các quy trình, phương pháp đánh giá và vận dụng đúng, linh hoạt bảng Tiêu chí đánh giá CBQL theo chuẩn HT để có sự theo dõi, đối chiếu, tổng hợp một cách logic nội dung của từng tiêu chuẩn, tiêu chí, các mức điểm, các minh chứng và nguồn minh chứng tương ứng, đồng thời nắm vững những lưu ý cần thiết khi áp dụng Chuẩn HT và đánh giá CBQL.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu kĩ Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về nguồn minh chứng, kết hợp các yêu cầu, đặc điểm của giáo dục thành phố để lập nguồn minh chứng, cung cấp danh sách và cách sử dụng nguồn minh chứng và các nguồn minh chứng cho các trường. Nhà trường hướng dẫn cho

CBQL và giáo viên chủ động thu thập các nguồn minh chứng để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại CBQL.

- Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và các lực lượng tham gia đánh giá CBQL về kĩ năng, quy trình đánh giá CBQL theo chuẩn HT; công tác kiểm tra CBQL về kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, chỉ đạo chuyên môn, quản lý các hoạt động, hồ sơ của nhà trường, chất lượng giáo dục và các công tác khác như: Phổ cập GD, Thi đua, công tác Đảng…

- Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp tập huấn về đánh giá, xếp loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng của phòng giáo dục và đào tạo thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 75 - 77)