1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá CBQL
1.5.2. Những yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã hộ
Trên bình diện tồn cầu, nhà trường ln có mối quan hệ với cộng đồng, xã hội nhằm phát triển GD, mục tiêu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Những quốc gia có nền chính trị ổn định, quan điểm của những nhà lãnh đạo về GD-ĐT đúng đắn, chính sách đầu tư cho GD- ĐT thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho GD-ĐT phát triển. Các yếu tố về KT-XH có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển GD bao gồm: Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập qn, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển GD trong đó có giáo dục phổ thơng. Những địa phương có khả năng tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, có kinh nghiệm hợp tác giáo dục, GDP và GDP bình quân đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư phát triển GD. Nếu dân số tăng, số học sinh các bậc học sẽ tăng và nhu cầu về trường, lớp, đội ngũ CBQL, giáo viên cũng tăng. Mặt khác, phong tục tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác GD, ảnh hưởng đến bổ nhiệm CBQL. Người CBQL trường THCS phải là người am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương nơi trường đóng mới có thể làm tốt cơng tác GD, vì mỗi học sinh đều gắn bó với gia đình, họ tộc, địa phương. Đây là các yếu tố khách quan, cần được quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục và cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.