các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
- Biện pháp này có mục đích là sau khi phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá CBQL giúp cho CBQL nhận thấy những ưu điểm và những mặt còn hạn chế của mình để từ đó xây dựng kế hoạch để hồn thiện bản thân mình hơn.
Kết quả đánh giá CBQL chính xác, cơng khai và trong một môi trường sư phạm lành mạnh sẽ giúp cho CBQL, giáo viên, nhân viên yên tâm, tin tưởng
vào nhà trường, vào đội ngũ CBQL để từ đó họ thấy yêu nghề, yêu trường và có động lực để làm việc và công hiến cho sự nghiệp giáo dục.
- Kết quả đánh giá CBQL theo Chuẩn HT là nguồn minh chứng quan trọng để Phòng GD&ĐT, các cơ quan quản lý cấp trên dùng để xem xét và cho ra các Quyết định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cũng như để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Sử dụng kết quả đánh giá CBQL để thực hiện việc xem xét khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cũng như để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL.
- Kết quả đánh giá là minh chứng cho việc suy tôn các danh hiệu thi đua đối với CBQL như lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua các cấp, bằng khen của các cấp.
- Phân loại và bồi dưỡng những CBQL còn hạn chế về năng lực để nâng cao năng lực quản lý về nhà trường, quản lý chuyên mơn.
- Kiên quyết bố trí nhiệm vụ khác hoặc miễn nhiệm những CBQL còn hạn chế về phẩm chất đạo đức, yếu kém trong công tác quản lý.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá CBQL hằng năm, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, chuyên môn cho các đối tượng CBQL trong thành phố.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
- Phòng GD&ĐT quy định cụ thể và thống nhất các loại tài liệu, văn bản, biểu mẫu của việc đánh giá CBQL. Đảm bảo việc lưu trữ tại trường và tại Phịng GD&ĐT có hiệu quả, sử dụng trong nhiều năm.
- Tổ chức hội nghị HT để đánh giá về quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc đánh giá CBQL theo chuẩn HT. Công khai kết quả đánh giá tới các trường cũng như báo cáo kết quả lên cấp trên. Phịng GD&ĐT có trách nhiệm giải thích kết quả đánh giá CBQL khi có thắc mắc, kiến nghị từ đó có thể điều chỉnh, bổ sung kết quả đánh giá cho đúng với thực tế và mang ý nghĩa tích cực.
- Tổ chức Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, kết hợp các minh chứng, các nguồn thông tin để đưa ra những định hướng cụ thể đối với từng CBQL tại các trường.
- Hoàn thiện quy chế, chế độ báo cáo nhằm đảm bảo tính pháp lý, tồn diện, chính xác, hiệu quả, kịp thời.
- Ứng dụng CNTT vào trong việc chỉ đạo, triển khai các quy trình đánh giá xếp loại CBQL, quản lý kết quả đánh giá hằng năm để theo dõi sự phát triển và tiến bộ của từng CBQL các trường nói chung và trường THCS nói riêng.
- Cung cấp tư liệu cho các cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Yên Bái và thành phố Yên Bái góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Thực hiện các chế độ chính sách động viên, khích lệ đối với CBQL.