Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng của phòng giáo dục và đào tạo thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 80)

Các biện pháp đã nêu ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, qua lại tương tác với nhau làm tiền đề cho việc quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS theo Chuẩn HT được triển khai có hiệu quả, có chất lượng đi đúng mục đích đã đề ra.

Song mỗi biện pháp đưa ra đều có những vai trị, tác động riêng đối với cơng tác quản lý hoạt động này, cụ thể:

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên về mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá, xếp loại CBQL sẽ giúp cho nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng sự cần thiết của đánh giá xếp loại CBQL theo chuẩn HT. Từ đó các lực lượng đánh giá mới có sự tự giác, tích cực chủ động khi tham gia đánh giá.

Chỉ đạo thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT để hướng tới việc quản lý hoạt động đánh giá CBQL đạt mục đích đề ra, giúp kết quả đánh giá CBQL khách quan và chính xác.

Tổ chức đúng các quy trình và phương pháp đánh giá sẽ có tác dụng đánh giá đúng năng lực, phẩm chất quản lý của CBQL trường THCS.

Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực đánh giá cho các lực lượng tham gia đánh giá sẽ góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn HT.

Phát huy tính dân chủ nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của những người tham gia đánh giá, hạn chế hiện tượng tiêu cực sau khi đánh giá.

Tổ chức phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá để sử dụng và xác định phương hướng cho ra các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL giúp cho mỗi CBQL hình thành được năng lực tự đánh giá, tạo hứng thú và sự say mê làm việc, giúp cho người CBQL nắm bắt được những thay đổi trong xã hội, trong ngành giáo dục để tự thay đổi, hồn thiện mình hơn từ đó giúp cho cách quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Như vậy các biện pháp trên có tác dụng qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo điều kiện cho hoạt động đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái được thuận lợi và đạt kết quả ngày càng cao.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT

Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT 1 2 4 6 5 3

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo sát

Kiểm định về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên đây, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng cách lấy phiếu trưng cầu ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL, giáo viên, nhân viên cộng tác viên thanh tra trong các đơn vị trường THCS của thành phố Yên Bái.

- Bước 1; Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến (Phu lục 3- Phiếu hỏi) - Bước 2: Lựa chọn khách thể khảo sát

Tác giả đã lựa chọn khách thể khảo sát là Lãnh đạo, các chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên thanh tra, những người có kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Số lượng khảo sát là: 65, trong đó:

+ Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 10 người

+ CBQL, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên thanh tra: 55 người - Bước 3: Xin ý kiến khách thể khảo sát và xử lý kết quả.

Phiếu trưng cầu ý kiến có các tiêu chí:

+ Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp:

* Mức độ cần thiết với 03 mức: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết. * Mức độ khả thi với 03 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Cách cho điểm: Rất cần thiết, rất khả thi, rất phù hợp: 3,0 điểm; cần thiết, khả thi, phù hợp: 2,0 điểm; không cần thiết, không khả thi, không phù hợp: 1,0 điểm.

Nhân số lượng khách thể đồng ý ở từng mức độ của từng tiêu chí, với số phiếu tán thành ở từng mức, tính được số điểm (∑) rồi chia cho tổng số phiếu khảo sát, ta thu được trị số trung bình X và xếp thứ bậc.

Chuẩn đánh giá:

+ Trị số trung bình X từ 2,50 đến 3,00: Rất cần thiết, rất khả thi, rất phù hợp. + Trị số trung bình X từ 1,50 đến 2,49: cần thiết, khả thi, phù hợp

+ Trị số trung bình X từ 1,00 đến 1,49: khơng cần thiết, không khả thi, không phù hợp.

3.4.3. Kết quả khảo sát các biện pháp đã đề xuất

3.4.3.1. Tính cần thiết

Để tìm hiểu được sự cần thiết của các biện pháp, tác giả sử dụng câu hỏi thứ 2 phiếu (Phụ lục 03): Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức về đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT cho các lực lượng đánh giá 56 9 186 2.86 1 2 Tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu của quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại CBQL 49 14 2 177 2.72 5 3 Chỉ đạo thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT

51 12 2 179 2.75 4

4

Bồi dưỡng năng lực đánh giá cho các lực lượng tham gia đánh giá.

53 11 1 182 2.80 3

5

Thực hiện công khai, dân chủ trong đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng

55 9 1 184 2.83 2 6 Tổ chức phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá để cho ra các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL. 48 13 4 174 2.68 6 Trung bình 2,77

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp

Nhìn vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 có thể thấy những biện pháp đề xuất trong luận văn cần thiết với quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT của Phòng GD&ĐT thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp được đề xuất được các lực lượng đánh giá rất ủng hộ và có điểm trung bình cao với X = 2,77.

Tuy nhiên thứ tự của các biện pháp không đồng đều nhau nhưng có thể thấy biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng đánh giá, xếp loại CBQL trường

THCS theo chuẩn HT xếp thứ tự cao nhất với X = 2,86. Điều đó cũng thể hiện đây

là biện pháp hết sức quan trọng trong các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS bởi có nâng cao nhận thức của các lực lượng đánh giá đối với đánh giá CBQL thì các biện pháp khác mới có hiệu quả được.

Tiếp theo là biện pháp Thực hiện công khai, dân chủ, trong đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng với X = 2,83 đứng vị trí

thứ hai về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, bởi việc công khai, dân chủ và phát huy quyền làm chủ của các lực lượng đánh giá là vô cùng quan trọng, nó quyết định việc đánh giá có thành công và mang lại hiệu quả cao không? Đây là việc làm thường xuyên mà Phòng GD&ĐT thành phố Yên Bái thường xuyên tổ chức qua các đợt tập huấn hằng năm.

Biện pháp được đánh giá ít cần thiết nhất là Tổ chức phân tích, tổng hợp

kết quả đánh giá để sử dụng và xác định phương hướng cho phát triển cho các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL với X = 2,68. Mặc dù vẫn ở mức độ cần thiết cao song có thể thấy các lực lượng đánh giá vẫn chưa nhận thấy đây là công việc và biện pháp hết sức quan trọng trong việc quản lý hoạt động đánh giá CBQL.

3.4.3.2. Tính khả thi

Để tìm hiểu được tính khả thi của các biện pháp, tác giả phát phiếu điều tra trên 65 khách thể (Phụ lục 03): Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức về đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT cho các lực lượng đánh giá 58 7 188 2.89 1 2 Tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu của quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại CBQL

54 8 3 181 2.78 5

3

Chỉ đạo thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT

57 7 1 186 2.86 3

4

Bồi dưỡng năng lực đánh giá cho các lực lượng tham gia đánh giá.

57 8 187 2.88 2

5

Thực hiện công khai, dân chủ trong đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng 55 9 1 184 2.83 4 6 Tổ chức phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá để cho ra các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL. 52 11 2 180 2.77 6 Trung bình 2,84

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp

Qua bảng 3.3 và Biểu đồ 3.2 có thể thấy những biện pháp đề xuất trong luận văn đều được các lực lượng đánh giá rất khả thi, thể hiện ở 6/6 biện pháp chiếm tỷ lệ 100% ý kiến, có X = 2,84.

Thứ tự của các biện pháp khơng đồng đều nhau nhưng có thể thấy biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS theo chuẩn HT xếp thứ tự cao nhất với X = 2,86. Điều đó cũng thể hiện đây là biện pháp có tính khả thi nhất trong các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS bởi có nâng cao nhận thức của các lực lượng đánh giá đối với đánh giá CBQL thì các biện pháp khác mới có hiệu quả được. Tiếp theo là biện pháp Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực đánh giá

cho các lực lượng tham gia đánh giá với X = 2,88 đứng vị trí thứ hai về tính khả

thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, bởi việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho các lực lượng đánh giá CBQL là việc làm mà mỗi nhà trường đều có thể làm được tốt dưới sự giám sát, kiểm tra, đơn đốc của Phịng GD&ĐT.

Biện pháp Chỉ đạo thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT với

X = 2,86 cũng thể hiện đây là một biện pháp có tính khả thi cao, bởi chỉ khi có

sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự chỉ đạo của nhà trường thì việc đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT mới có hiệu quả và tính thực tế cao.

Biện pháp được đánh giá ít cần thiết nhất là Tổ chức phân tích, tổng hợp kết

quả đánh giá để cho ra cho các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL với X = 2,77.

Như vậy có thể thấy các biện pháp mà luận văn đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế tại các đơn vị trường THCS trong địa bàn thành phố Yên Bái.

3.4.3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tình khả thi

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Nâng cao nhận thức về đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT cho các lực lượng đánh giá 186 2.86 1 188 2.89 1 2 Tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu của quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại CBQL 177 2.72 5 181 2.78 5 3 Chỉ đạo thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT

179 2.75 4 186 2.86 3

4

Bồi dưỡng năng lực đánh giá cho các lực lượng tham gia đánh giá.

182 2.80 3 187 2.88 2

5

Thực hiện công khai, dân chủ trong đánh giá, xếp loại CBQL trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng

184 2.83 2 184 2.83 4

6

Tổ chức phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá để cho ra các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL.

174 2.68 6 184 2.77 6

Điểm Trung bình chung 2,83

Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện qua biểu đồ sau:

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 1 2 3 4 5 6 Giá trị Biện pháp Tính cần thiết Tính khảthi

Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp

Biểu đồ 3.3 cho thấy giữa các biện pháp đều có tính khả thi và cần thiết cao khi đưa vào thực tế quản lý. Với sự đồng thuận cao của các khách thể khảo sát, các biện pháp được đề xuất của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá CBQL theo chuẩn HT. Về mức độ cần thiết và khả thi của mỗi biện pháp đều có những nét riêng biệt, cụ thể như sau:

- Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng đánh giá,

xếp loại CBQL trƣờng THCS theo chuẩn HT xếp thứ nhất (ở mức độ cần

thiết có X = 2,86, mức độ khả thi cóX = 2,89). Như vậy cơ bản hai mức độ khơng có sự chênh lệnh lớn về hệ số, nó phản ánh đúng vị trí của biện pháp được đề xuất.

- Biện pháp thứ hai: Tổ chức thực hiện các yêu cầu của quy trình và

phƣơng pháp đánh giá, xếp loại CBQL (ở mức độ cần thiết có X = 2,80, mức độ khả thi cóX = 2,88). Ở biện pháp này thì hệ số có sự chênh lệch 0,8, mặc dù vẫn ở mức cao song có thể thấy sự đánh giá về mức độ cần thiết thấp hơn.

- Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo thực hiện đánh giá theo các tiêu chí của Chuẩn HT (ở mức độ cần thiết có X = 2,75, mức độ khả thi cóX = 2,86). Ở biện pháp này thì hệ số về mức độ cần thiết có sự chênh lệch với mức độ khả thi. Mức độ cần thiết đứng ở vị trí thứ 4 cịn mức độ khả thi đứng ở vị trí thứ 3 trong 06 biện pháp.

- Biện pháp thứ tư: Bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm, năng lực đánh giá

cho các lực lƣợng tham gia đánh giá (ở mức độ cần thiết có X = 2,80, mức độ khả thi cóX = 2,88). Ở biện pháp này thì hệ số về mức độ cần thiết và mức độ khả thi có sự chênh lệch nhỏ song đều ở mức độ cao phản ánh sự thống nhất trong đánh giá của các lực lượng.

- Biện pháp thứ năm: Thực hiện công khai, dân chủ trong đánh giá, xếp loại CBQL trƣờng THCS theo chuẩn Hiệu trƣởng (ở mức độ cần thiết

X = 2,83, mức độ khả thi cóX = 2,83). Ở biện pháp này thì hệ số về mức độ cần thiết và mức độ khả thi có sự đồng đều, ngang bằng nhau phản ánh sự thống nhất cao trong đánh giá của các lực lượng.

- Biện pháp thứ sáu: Tổ chức phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá để

cho ra các quyết định về phát triển đội ngũ CBQL (ở mức độ cần thiết có

X = 2,68, mức độ khả thi cóX = 2,77). Ở biện pháp này thì hệ số về mức độ cần thiết và mức độ khả thi có sự chênh lệch tương đối cao. Đây là biện pháp mà các lực lượng cho rằng có sự cần thiết và khả thi thấp nhất, đều đứng ở vị trí cuối cùng.

Như vậy nhìn vào bảng so sánh chúng ta nhận thấy khơng có sự chênh lệch lớn giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 06 biện pháp đề xuất. Qua sự đánh giá, so sánh ở trên sẽ giúp cho Phòng GD&ĐT thành phố n Bái có những nhìn nhận và những định hướng đúng đắn và hợp lý trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá CBQL tại các trường THCS theo chuẩn HT trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Kết luận chƣơng 3

Như vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá CBQL trường THCS theo chuẩn HT của Phòng GD&ĐT thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái không chỉ dựa trên cơ sở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo chuẩn hiệu trưởng của phòng giáo dục và đào tạo thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)