10. Cấu trúc của luận văn
1.3. Đổi mới quá trình dạy và học trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Sự thay đổi phương thức học tập trong thế kỷ 21
Những đứa trẻ được sinh ra trong kỷ nguyên công nghệ số (bắt đầu từ khoảng 30 năm trước) đều trưởng thành trong môi trường công nghệ kỹ thuật số, chúng được phong cho biệt danh là “Thế hệ Net” hay được miêu tả kỹ hơn là
“Những người bản địa công nghệ” (Digital native) (Prensky, 2001). Cách tiếp cận thế giới tri thức và ngôn ngữ quen thuộc của những đứa trẻ này khơng cịn là những giờ học nhàm chán, sách và chữ in truyền thống mà là một thế giới của truyền hình, tin nhắn, máy tính cá nhân (laptop), điện thoại thơng minh, máy tính bảng (tablet), iPod, MP3 và các trị chơi điện tử tương tác.
Do đó, theo một nghiên cứu khảo sát (Nallaya, 2010), HS ngày nay cảm thấy không hứng thú với phương pháp giáo dục nhồi nhét kiến thức thông qua việc đọc chép truyền thống mà khơng có các hoạt động tương tác thơng qua các phương tiện công nghệ cao mà chúng quen thuộc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng HS sử dụng công nghệ như những kênh thơng tin sáng tạo, giải trí, liên lạc cũng như học tập trong đời sống hằng ngày và GV nên kết hợp thêm nhiều phương pháp giáo dục khác nhau thông qua các phương tiện công nghệ cao này để tăng sự hứng thú cũng như tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức của HS trong thời đại truyền thông kỹ thuật số ngày nay.
1.3.2. Những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21
Những năng lực, phẩm chất của công dân thế kỷ 21 được các nhà nghiên cứu đề cập đến gồm 4 nhóm lớn kỹ năng và kiến thức căn bản, đó là: (Partnership for 21c skills, 2006, 2009 và các tác giả khác)
1. Nhóm kiến thức nịng cốt: Các vấn đề tồn cầu, kiến thức tài chính, kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp; kiến thức công dân và các kiến thức về sức khỏe.
2. Kỹ năng học tập và đổi mới: nhóm kỹ năng chuẩn bị cho HS khả năng thích ứng với mơi trường sống và làm việc ngày càng phức tạp, bao gồm: sáng tạo và đổi mới; tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác;
3. Kỹ năng thông tin, truyền thông và công nghệ: thế kỷ 21 là môi trường của công nghệ và truyền thông, công dân của thế kỷ 21 muốn học tập và làm việc hiệu quả cần thông thạo các kiến thức và kỹ năng về: thông tin, các phương tiện truyền thông và CNTT (thông tin, giao tiếp và công nghệ);
4. Kỹ năng sống và nghề nghiệp: để có khả năng định hướng trong cuộc sống cạnh tranh của thời đại số tồn cầu hóa thì HS cần nghiêm túc phát triển các kỹ năng như: Linh hoạt và thích ứng; chủ động và biết tự định hướng bản thân; Các kỹ
Trong đó nhóm kỹ năng về CNTT mang tính chất thiết yếu trong thời đại công nghệ không ngừng tiến bộ và tạo nền tảng cho việc tiếp thu và phát triển các nhóm kiến thức và kỹ năng cịn lại một cách dễ dàng hơn. Chính vì lý do này mà công tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy càng quan trọng hơn nhằm trang bị cho các em kỹ năng CNTT từ sớm để các em có nền tảng tốt trong q trình học tập sau này.
1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở cấp trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay hiện nay
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 04 tháng 11 năm 2013 chỉ rõ phương hướng chủ đạo trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đó là: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc”
Nghị quyết cũng xác định rõ mục tiêu của bậc học phổ thông: “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. …”
Theo Điều 26, Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, Điều lệ trường Trung học cơ sở, hoạt động giáo dục gồm:
1. Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc DH các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS.
1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học
1.4.1. Mơ hình ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học
Theo một nghiên cứu (Nguyễn Quang Lạc, Lê Công Triêm, 1992) thì nếu nhìn CNTT là một hệ phương tiện DH đặt trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố người dạy và người học thì hiện nay trên thế giới đang có ba hướng sử dụng phương tiện này:
1. CNTT là phương tiện của người GV. Trong đó người GV sử dụng CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. Hình thức DH vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác giữa GV và HS là tương tác trực tiếp. Theo cách này, ở Việt Nam đã quen gọi đó là các “bài giảng điện tử”;
2. CNTT là phương tiện dạy và học của cả thầy và trị. Trong đó, người GV sử dụng CNTT để thiết kế bài dạy và các tài liệu hỗ trợ học tập, trong khi HS sử dụng CNTT là phương tiện để học và để báo cáo kết quả với GV. Hình thức DH vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác giữa GV và HS là tương tác trực tiếp. Hướng này bắt đầu được thí điểm ở Việt Nam từ năm 2004 với “Chương trình Dạy học của Intel” (sau đây chúng tơi gọi là bài dạy tích hợp CNTT);
3. CNTT dường như chỉ là phương tiện của trị, là “mơi trường” học tập mới, môi trường học tập ảo. CNTT thay thế cho hình thức DH mặt giáp mặt và trở thành môi trường chứa đựng thơng tin và tình huống nhận thức mà người học trở thành chủ thể hoạt động trong mơi trường đó. Tương tác giữa GV và HS là tương tác gián tiếp. Hướng này chính là mơ hình e-learning.
Một cách trực quan, ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học vừa được nêu trên được minh họa trong hình sau:
Hình 1. 2: Ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy và học
Đặc điểm của ba xu hướng này được so sánh cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 1. 1: So sánh đặc điểm của ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy – học
Tiêu chí Hƣớng 1 Hƣớng 2 Hƣớng 3 Sự tương tác trực tiếp với CNTT GV Cả GV và HS Cả GV và HS Tương tác giữa GV
và HS Trực tiếp Trực tiếp Gián tiếp
Tiếp cận sư phạm Sử dụng các PPDH truyền thống là chủ yếu Sử dụng các PPDH chuyên biệt (dựa trên dự án, giải quyết vấn đề)
Sử dụng tiếp cận thiết kế dạy học theo hướng đáp ứng từng cá nhân người học Yêu cầu về kỹ năng công nghệ của GV Các kỹ năng CNTT cơ bản, khai thác Internet, phần mềm biên tập, xây dựng các tư liệu đa phương tiện
Các kỹ năng CNTT ở mức nâng cao: biết xử lý các tình huống cơng nghệ có thể xảy ra khi HS sử dụng; biết QL, chia sẻ dữ liệu qua mạng LAN Có khả năng xây dựng các Courseware; xây dựng và QL một hệ thống LMS; tổ chức và QL lớp học online
Ví dụ mơ hình bài dạy
Bài giảng điện tử WebQuest E-learning, M-learning
1.4.2. Tác động của CNTT đối với quá trình dạy học
1.4.2.1. CNTT – phương tiện giáo dục trung gian
CNTT có thể được dùng để đồng bộ việc truyền đạt kiến thức giữa GV và HS. Ví dụ, việc truyền đạt kiến thức có thể thơng qua hội nghị video từ xa với GV ở trường học và HS ở một địa điểm khác trong cùng một thời điểm, hoặc ở những thời điểm khác nhau. Các tài liệu giảng dạy được lưu trữ trên website hoặc các thiết bị lưu trữ di động (như CD-ROM, thẻ nhớ, ổ cứng di động) và có thể được tiếp cận bởi người học ở nhiều thời điểm khác nhau. Trong trường hợp này, những nhà GD có thể phát triển các tài liệu học tập nhiều tháng trước khi HS thực sự sử dụng đến chúng. Tuy nhiên, mặt hạn chế mà các nhà giáo dục lo lắng khi sử sụng CNTT như một phương thức giáo dục trung gian thay thế cho việc DH truyền thống đó là sự giao tiếp giữa người dạy và người học là điều không thể.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về hiệu quả của việc dùng CNTT như phương thức giảng dạy trung gian đối với quá trình học tập của HS từ thời kỳ đầu đã khẳng định phương thức này “khơng có sự khác biệt đáng kể” so với phương thức truyền thống. (cf. http://www2.ncsu.edu/oit/nsdsplit.htm). Điều đó có nghĩa là dù bằng bất cứ phương tiện CNTT giảng dạy trung gian nào – phim, truyền hình, điện thoại, máy tính – được sử dụng đều giúp cho HS đạt được kết quả học tập ngang với các HS được giảng dạy bằng phương pháp giáo dục truyền thống.
Một trong những lo lắng khác của các nhà giáo dục đó là việc sử dụng CNTT có thể tạo nên sự cách biệt giữa các em HS và giữa HS với GV. Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Apple Computer, “các nhà nghiên cứu thấy rằng thay vì tách biệt các em HS, sự tiếp cận với công nghệ thực sự khích lệ các em hợp tác với nhau hơn là trong các lớp học truyền thống. Và thay vì trở nên nhàm chán khi dùng cơng nghệ thậm chí cịn trở nên thú vị hơn đối với các em HS khi nó được dùng để sáng tạo và giao tiếp.” (Apple Computer, Inc., 1995).
1.4.2.2. CNTT- mở ra các cơ hội mới cho giáo dục
Cách thứ hai để đánh giá sự hiệu của việc áp dụng CNTT vào giáo dục đó là xem xét rằng CNTT có thể giúp HS và GV có thể thực hiện những gì mà trước đó mơi trường DH truyền thống không cho phép. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta xem xét năm yếu tố của việc ứng dụng CNTT cho quá trình giảng dạy.
(1) Hỗ trợ phương pháp giáo dục mới
Lý thuyết giáo dục kiến tạo hiện đại (Modern constructivist educational theory) nhấn mạnh tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kinh nghiệm học tập xác thực, kiến thức đàm phán xã hội, và sự hợp tác – những phương thức giáo dục thay đổi vai trò của người GV từ người truyền tải thơng tin thành người hỗ trợ trong q trình học tập, giúp đỡ HS tiếp cận chủ động với tài liệu, thông tin để xây dựng nên kiến thức của chính bản thân. Có thể nói rằng, HS học cách “học như thế nào” chứ không phải là “học cái gì”. (trích Forman & Pufall, 1988; Newman, Griffin, and Cole, 1989; Piaget, 1973; Resnick, 1989; Strauss, 1994).
Ngồi ra, CNTT cịn có thể được dùng để hỗ trợ phương pháp giáo dục truyền thống như hỗ trợ giảng dạy cho nhóm lớn HS, ghi chép bài giảng và các kỳ kiểm tra (Hunt, 1998). GV có thể sử dụng máy tính và máy chiếu để chiếu minh họa bài giảng, HS có thể dùng máy tính xách tay để lưu trữ ghi chép trong giờ học và GV có thể đăng tải các câu hỏi về bài học lên trang web dùng cho mục đích kiểm tra lại kiến thức sau giờ học hoặc cho mục đính kiểm tra đánh giá.
(2) Truy cập các nguồn tài nguyên từ xa
Khả năng kết nối đó chính là sự khác biệt chủ yếu giữa công nghệ CNTT mới và cũ. Trong quá khứ, nguồn tài nguyên thông tin thường được lưu trữ trong các thư viện, trường học, viện nghiên cứu dưới định dạng vật lý rất hạn chế về số lượng và thời gian truy cập. Nhờ sự tiến bộ của CNTT, HS và GV khơng cịn bị ràng buộc bởi những giới hạn đó nữa. Các thư viện số đã được hình thành và ngày càng phát triển ở khắp thế giới cung cấp các bộ sưu tập cũng như các phiên bản số của các sản phẩm in ấn (như sách giáo khoa, tạp chí, minh họa, bản đồ, biểu đồ,…), hình ảnh, phim ảnh, hình xe, hình mẫu ba chiều, phần mềm, các tài liệu tham khảo và nhiều hơn nữa đều có thể được truy cập ở bất cứ đâu thơng qua Internet.
CNTT cịn cho phép nội dung giảng dạy được truyền tải ở một khoảng cách xa thông qua Internet dưới dạng lớp học trực tuyến như chúng ta thường biết đến. Ví dụ như trang mạng https://www.edx.org/ cho phép những người có nhu cầu có thể tiếp cận với hàng ngàn khóa học trực tuyến với giấy chứng nhận từ các đại học nổi tiếng toàn thế giới như Havard, MIT, UCBerkeley,…
Đi cùng với sự ra đời của ngày càng nghiều nguồn tài nguyên số thì khả năng tiếp cận với CNTT của GV và HS ngày càng trở nên trọng yếu.
(3) Cho phép sự hợp tác trong học tập và giảng dạy
CNTT cũng tạo điều kiện cho sự hợp tác làm việc và học tập của các cá nhân và các nhóm gần nhau hoặc trong điều kiện bị chia cắt địa lý. Email, hội nghị qua máy tính, trị chuyện trực tuyến thời gian thực bằng kết nối Internet thông qua những chương trình chuyên biệt cho phép HS cũng như GV tương tác với nhau, chẳng hạn như: HS có thể truy cập vào bải giảng và bài tập được lưu trữ trực tuyến, HS gửi bài tập của mình tới GV thơng qua email. CNTT cũng tăng tính hợp tác giữa các GV giữa các trường, ví dụ các trường có thể họp trực tuyến để cùng thống nhất kế hoạch giảng dạy. Phụ huynh có thể trao đổi trực tuyến với GV khi cần thiết thơng qua phần mềm trị chuyện hoặc email.
Sự phát triển của CNTT cũng cho phép HS tiếp cận các nguồn thông tin trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực đặc biệt như địa lý, lịch sử, thiên văn,… khi các tổ chức chuyên biệt này đều thường cung cấp mục hỏi đáp nhằm truyền bá kiến thức về lĩnh vực đó cho mọi người.
(4) Mở rộng các chương trình giáo dục
Sự phát triển CNTT toàn cầu mở ra cơ hội phát triển cho các chương trình học từ xa, trong đó HS và GV có thể ở hai khu vực địa lý khác nhau và bài giảng được truyền đạt thơng qua mạng Internet hay HS có thể tải nội dung bài giảng trên trang web và nộp bài tập qua email. Sự tương tác giữa GV và HS đều hồn tồn thơng qua các phương tiện CNTT.
CNTT cũng mở ra cơ hội được học tập trọn đời cho mỗi cá nhân thông qua các tài nguyên thông tin và kiến thức được lưu trữ gần như mãi mãi dưới dạng kỹ thuật số. Xây dựng thói quen học tập trong các cơng dân và cung cấp các cơ hội học
tập suốt đời trở thành mục tiêu quan trọng các chính phủ khắp thế giới (cf.Hatton,1998)
(5) Phát triển các kỹ năng cho công việc
Sau khi rời môi trường học tập và bắt đầu bắt đầu sự nghiệp, HS kỳ vọng sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc thông qua việc sử dụng thành thạo các công