Xếp loại hạnh kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS ngô tất tố quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Năm học Số HS

Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %

2012-2013 2166 1676 77.4 371 17.1 107 4.9 12 0.6

2013-2014 2226 1802 81.0 323 14.5 84 3.8 23 1

2014-2015 2277 1881 84.5 322 14.5 66 3.0 8 0.4

Tổng 6669 5359 80.4 1016 15.2 257 3.9 43 0.6

(Nguồn: Theo số liê ̣u báo cáo thống kê cuối năm học của trường THCS Ngô Tất Tố) Bảng 2. 2: Xếp loại học lực

Năm học Số HS

Xếp loại học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL %

2012-2013 2166 987 45.6 671 31 401 18.5 93 4.3 14 0.6

2013-2014 2226 901 40.5 765 34.4 446 20 100 4.5 14 0.6

2014-2015 2277 1008 44.3 731 32.1 440 19.3 92 4 6 0.3

Tổng 6669 2896 43.4 2167 32.5 1287 19.3 285 4.3 34 0.5

2.2. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp đánh giá thực trạng

2.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chính của việc thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng QL ứng dụng CNTT tại trường THCS Ngô Tất Tố là thơng qua đó, CBQL nhà trường có thể thấy được các vấn đề chủ yếu như sau:

- Mục tiêu của QL ứng dụng CNTT trong DH

- Những ưu điểm và hạn chế của công tác QL ứng dụng CNTT trong DH ở trường THCS và nguyên nhân của chúng.

- Thơng qua tình hình thực tế của nhà trường, hiệu trưởng có thể xác định được các giai đoạn ứng dụng CNTT và các biện pháp QL việc ứng dụng CNTT trong DH hiệu quả hơn.

2.2.2. Nội dung

Để đánh giá được tình trạng thực tế của quá trình ứng dụng CNTT tại trường THCS Ngô Tất Tố, đề tài thực hiện khảo sát những nội dung chính sau:

- Tình hình CSVC của nhà trường: số lượng phòng học đa năng, phòng máy, số lượng thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT, nền tảng PM hỗ trợ giảng dạy và học tập

- Nhận thức và thái độ của GV và HS đối với ứng dụng CNTT

- Mức độ và phạm vi ứng dụng hiện tại của CNTT và khai thác Internet tại nhà trường

- Các chính sách QL ứng dụng hiện tại đang được ứng dụng tại nhà trường và tác động của chúng.

2.2.3. Phương pháp

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Các phiếu câu hỏi được xây dựng theo nội dung phù hợp cho ba đối tượng nghiên cứu là CBQL, GV và HS.

Bên cạnh đó, phương pháp quan sát và phỏng vấn cũng được sử dụng song song và xuyên suốt nhằm nắm bắt được suy nghĩ và ý kiến riêng của từng CBQL, GV và HS mà nội dung trong các phiếu khảo sát không phản ánh hết được.

Đối với các vấn đề mang tính chất u cầu có cái nhìn tổng qt cũng như hiểu biết cao về kinh nghiệm và các BP quản lý thì phương pháp quan sát và phỏng vấn được ưu tiên hơn cả cho đối tượng CBQL.

2.3. Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng THCS Ngơ Tất Tố, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Tổng số phòng học của trường là 54 phòng. Số lượng phòng học đủ để dạy 2 buổi/ ngày.

Số phịng máy vi tính 2 phịng dạy Tin học, 02 phịng học đa phương tiện tạo điều kiện để GV giảng dạy bằng GAĐT, 03 phịng thí nghiệm thực hành, 01 thư viện, phòng Hội đồng sư phạm, hội trường và các phòng làm việc cơ bản đảm bảo cho hoạt động quản lý và làm việc cho toàn Hội đồng sư phạm. Tuy nhiên, trường còn thiếu thốn về các điều kiện DH; CSVC và thiết bị DH chưa đảm bảo và thiếu đồng bộ, phịng thí nghiệm, phịng thực hành chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ giảng dạy của GV và học tập của HS. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính chưa đáp ứng được u cầu phát triển GD của nhà trường trong tình hình mới.

Những hạn chế của CSVC, thiết bị DH và nguồn tài chính đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động GD nhà trường, trong đó có hoạt động ứng dụng CNTT trong DH trong nhà trường. Điều đó địi hỏi trong thời gian tới hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng đầu tư nhiều hơn để đảm bảo các điều kiện, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động GD nói chung và CNTT nói riêng.

Bảng 2.3 dưới đây cho thấy thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT vào DH của trường đã có nhiều cải thiện song cịn ở mức hạn chế:

Bảng 2. 3: Tình hình CSVC phục vụ ứng dụng CNTT Thiết Thiết bị Máy tính Máy in, Máy photo Máy chiếu projector Vơ tuyến, đầu máy DVD Phịng má y tính Phịng đa năng Ph ần m ềm Các thi ết b ị h ỗ tr ợ khác T ổng

Dùng được Tổng Dùng được ổngT Dùng được Tổng Dùng được

120 110 10 10 4 3 53 30 2 2 16 10

(Nguồn: Thống kê CSVC trường THCS Ngô Tất Tố, 12/2014) 2.3.1.1. Phịng máy tính, máy tính và kết nối mạng Internet:

chiếu và các thiết bị hỗ trợ khác sử dụng cho việc ứng dụng CNTT vào DH như một phương tiện hỗ trợ DH và thư viện nhà trường trang bị máy tính nối mạng Internet phục vụ cho GV và HS. Tuy nhiên, máy tính được trang bị theo nhiều đợt không đồng bộ, thời gian giữa các đợt quá dài dẫn đến máy tính mới đưa về sử dụng được thì máy tính cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, tỉ lệ phòng máy trên lớp học cũng như tỉ lệ số máy tính trên số lượng HS cịn rất thấp nên việc dạy các giờ lý thuyết vẫn phải sắp xếp dạy tại các phịng học thường hoặc các phịng học chung có sử dụng máy chiếu, ưu tiên phịng máy tính cho việc giảng dạy các giờ thực hành.

Nhà trường cũng thực hiện phủ sóng mạng Wifi cho tồn trường để các thầy cô chủ động sử dụng các thiết bị di động và thiết bị cá nhân phục vụ thêm cho công tác DH được linh động hơn. Đây là một trong những thuận lợi để nhà trường có thể đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH.

2.3.1.2. Máy in, máy photocopy:

Với lượng máy in, máy photocopy hiện có của trường có thể đáp ứng các nhu cầu phục vụ hành chính và nhu cầu DH trong nhà trường như photo đề kiểm tra, tư liệu giảng dạy và học tập,… chưa đáp ứng hết được các yêu cầu khác của cán bộ, GV như soạn và in giáo án, photo đề kiểm tra, bài làm trắc nghiệm,…

2.3.1.3. Máy chiếu projector, camera:

Một bộ máy chiếu projector + camera + máy tính là một bộ thiết bị tương đối hồn hảo cho việc tổ chức DH có ứng dụng CNTT một cách sinh động và hiệu quả. Bảng 2.3 cho thấy trường đã đầu tư các trang thiết bị máy chiếu projector, camera nhưng còn rất hạn chế, chỉ lắp đặt ở phòng đa phương tiện.

2.3.1.4. Ti vi và đầu máy video:

Để nâng cao chất lượng dạy và học, mỗi phòng học trang bị ti vi và đầu máy DVD phục vụ cho dạy và học (GV bộ môn cho HS xem các tư liệu, hình ảnh, các bài giảng powerpoint, flash được chuyển đổi sang media,…). Hiện nay các ti vi và đầu máy video đã xuống cấp, hư hỏng nhiều (trang bị từ năm 2007). Việc sửa chữa tốn kém vì khơng cịn linh kiện thay thế.

2.3.1.5. Phần mềm

Để nâng cao hiệu quả QL ứng dụng CNTT trong nhà trường, nhà trường trang bị các PM DH, PM QL: PM DH chung: Soạn thảo văn bản (như MS Word);

soạn bài trình chiếu (MS PowerPoint); Bảng tính (MS Excel); hỗ trợ soạn bài giảng điện tử (Violet, Adobe presenter, Adobe Flash, Lecture Maker, …); soạn đề trắc nghiệm (McMix); vẽ sơ đồ tư duy (Imindmap); xử lý hình ảnh, âm thanh, video (CamStudio). PM DH theo môn học: Hỗ trợ soạn cơng thức tốn học, hóa học, vật lý, … (Mathtype, Crocodile Chemistry, Crocodile Physic, , …); PM hỗ trợ giảng dạy và học tập môn Địa lý (Seterra); Tiếng Anh hoa Mặt trời. PM QL: PMIS (QL nhân sự), V.EMIS (QL HS, QL điểm, QL thư viện, QL thiết bị). Qua thực tiễn các PM DH được GV sử dụng còn hạn chế chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân chủ yếu GV sử dụng các PM còn hạn chế do kiến thức sử dụng PM và kỹ năng CNTT.

2.3.1.6. Các thiết bị hỗ trợ khác:

Máy ảnh kỹ thuật số, máy scanner, máy quay video là những thiết bị rất cần thiết cho việc chuẩn bị tư liệu DH và học theo yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay. Tuy nhiên những trang thiết bị này vẫn chưa được đầu tư sâu.

2.3.2. Thực trạng nhận thức và thái độ đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học học

2.3.2.1. Nhận thức của giáo viên

GV là đối tượng có vai trị cực kỳ quan trọng, quyết định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào quá trình DH. Hơn ai hết họ phải có nhận thức đúng đắn về vai trị của q trình ứng dụng này. Câu hỏi: “Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT

vào quá trình dạy và học có vai trị như thế nào?” được sử dụng để nghiên cứu

nhận thức của GV trường THCS Ngô Tất Tố. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2. 4: Nhận thức của GV về vai trò của ứng dụng CNTT và dạy học

Mức độ Số lƣợng GV Tỷ lệ Rất cần thiết 33 41 Cần thiết 38 48 Không cần thiết lắm 8 10 Không cần thiết 1 1 Tổng cộng 80 100

Biểu đồ 2. 1: Nhận thức của GV về vai trò của ứng dụng CNTT và dạy học

Theo kết quả khảo sát trên, có 71 GV, chiếm 89% GV được hỏi cho rằng việc ứng dụng CNTT vào DH là rất cần thiết và 8 GV, chiếm 10% cho rằng không cần thiết lắm và chỉ có 1% GV cho rằng việc áp dụng CNTT là hồn tồn khơng cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết thầy cô giáo, những người đang trực tiếp giảng dạy tại trường THCS Ngô Tất Tố đều có nhận thức rất cao về việc ứng dụng CNTT vào DH. Đây là điều kiện cơ bản đầu tiên để việc ứng dụng CNTT vào dạy và học ở trường THCS Ngô Tất Tố được thuận lợi và có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn khoảng 11% được khảo sát cho rằng việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là chưa thật sự cần thiết lắm. Theo như ý kiến của các GV này thì khi chỉ nhìn vào kết quả học tập cuối cùng của HS (tỷ lệ HS giỏi, tỷ lệ đậu vào các trường cơng lập lớp 10,…) thì việc ứng dụng CNTT không mang lại sự khác biệt lớn so với phương pháp giảng dạy có ứng dụng CNTT. Theo họ với PPDH truyền thống thì HS cũng đã đạt được những kết quả tuyển sinh rất khả quan thì việc ứng dụng CNTT rất tốn thời gian và chi phí cao.

Qua trao đổi với GV và quan sát các giờ học ứng dụng CNTT, đề tài xác định nguyên nhân: GV lạm dụng những tính năng cơng nghệ để sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, nặng về "biểu diễn hồnh tráng", khơng biết phối hợp, tương tác với HS làm cho giờ học trở nên thụ động, HS như được xem phim trong giờ học. Ngược lại, một số GV khác lại tỏ ra e ngại do tuổi tác, kiến thức PM, kỹ năng CNTT còn hạn chế .... Cả hai khuynh hướng này đều khơng phát huy được vai trị, vị trí cũng như tác dụng ưu điểm của CNTT trong DH. CBQL nhà trường cần có những BP phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của bộ phận GV này để các chính sách ứng dụng CNTT vào nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất.

2.3.2.2. Đánh giá của học sinh về ứng dụng CNTT trong dạy học

CNTT có thể cho phép GV đổi mới nội dung và PPDH. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của HS. Chính vì thế, sự u thích của HS đối với việc ứng dụng CNTT vào q trình dạy và học có một vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự thành cơng của các chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT trong trường học. Mức độ yêu thích của HS được khảo sát ở cả ba đối tượng là chính các em HS, GV và CBQL.

Khi khảo sát đánh giá về ứng dụng CNTT trong DH của HS với câu hỏi:

“Em có thích các giờ học có ứng dụng CNTT khơng? Vì sao?”. Kết quả đề tài thu

được như sau:

Bảng 2. 5: Mức độ yêu thích của học sinh về các giờ học ứng dụng CNTT

Mức độ Số lƣợng HS Tỷ lệ Rất thích thú 125 62 Thích thú 55 28 Ít thích thú lắm 20 10 Khơng thích thú 0 0 Tổng cộng 200 100

Biểu đồ 2. 2: Mức độ yêu thích của các em học sinh về ứng dụng CNTT trong DH

Kết quả có 125 HS chiếm 62% tổng số HS được hỏi cho rằng rất thích thú các giờ học có ứng dụng CNTT, có 55 HS chiếm 28% thích thú. Đây là con số tương đối cao thể hiện rằng các em HS trường THCS Ngô Tất Tố hầu hết đã cảm

tuy chỉ mới dừng lại ở mức độ nhận thức căn bản đối với hoạt động học tập hằng ngày của các em. Các em cho rằng trong giờ học có ứng dụng CNTT GV cung cấp nhiều hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, video clip, những thí nghiệm, thực hành, … minh họa cho bài dạy làm cho chúng em hiểu bài nhanh hơn.

Bên cạnh đó, vẫn có khoảng 10% tổng số HS được khảo sát cảm thấy rằng khơng thích thú lắm các giờ học có ứng dụng CNTT. Khi tìm hiểu sâu hơn ngun nhân thì hầu hết các em đều có chung câu trả lời là: việc ứng dụng CNTT tại lớp học của các em chỉ dừng lại ở mức độ giảng dạy bằng GAĐT và sử dụng thêm một số tài liệu và video trên Internet, chứ khơng có sự tương tác trực quan và sự tham gia chủ động của các em HS.

Để thu thập ý kiến của CBQL, GV về sự yêu thích của các em HS đối với ứng dụng CNTT trong tiết dạy của mình, đề tài sử dụng câu hỏi nghiên cứu:”Theo

thầy (cơ) HS thích hay khơng thích việc ứng dụng CNTT trong dạy học” được sử

dụng. Kết quả thu được khơng có sự ngạc nhiên khi các thầy cơ đều quan sát thấy được rằng khi ứng dụng CNTT vài tiết học, đa phần các em HS đều rất thích và tích cực tham gia nhiều hơn vào tiết học.

Để làm rõ hơn về mức độ yêu thích của HS về các mơn học có ứng dụng CNTT, với câu hỏi dành cho HS: “Theo em các mơn học nào có ứng dụng CNTT

mà em yêu thích nhất?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2. 6: Đánh giá của các em học sinh về các môn học giờ học ứng dụng CNTT

Mơn học Mức độ Rất thích thú Thích thú Ít thích thú lắm Khơng thích Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Toán 70 35 110 55 20 10 0 0 Lý 125 63 67 34 8 4 0 0 Hóa 67 71 23 24 5 5 0 0 Sinh 130 65 65 33 5 3 0 0 Công nghệ 61 31 99 50 40 20 0 0 Sử 125 63 61 31 14 7 0 0 Địa 40 20 105 53 55 28 0 0

Mơn học Mức độ Rất thích thú Thích thú Ít thích thú lắm Khơng thích Số lƣợng Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ Ngữ văn 15 8 80 40 105 53 0 0 Anh văn 60 30 90 45 50 25 0 0

Theo kết quả khảo sát trên, tỷ lệ HS rất thích thú và thích thú các mơn học có ứng dụng CNTT Lý (96%), Hóa, Sinh học (95%), Sử (93%), Tốn (90%). Qua quan sát của BGH thì các tiết học này cũng được các thầy cô ứng dụng CNTT nhiều hơn so với các tiết học khoa học xã hội; nguyên nhân một phần là do các môn học này cần có hình ảnh trực quan để HS có thể dễ dàng hình dung các khái niệm khoa học, một phần là do có nhiều PM chuyên biệt dành cho các mơn học này hơn.

Bên cạnh đó, mơn học có ứng dụng CNTT mà các em HS ít thích thú là: môn Ngữ văn (53%). Qua trao đổi với HS các em cho biết tư liệu, hình ảnh GV minh họa cho bài dạy cịn ít, khơng phong phú như các mơn học khác. Do đó, thực trạng này có thể nói tuy một phần xuất phát từ động cơ, hứng thú học tập riêng của từng cá nhân HS nhưng cũng có một ngun nhân chính từ việc ứng dụng CNTT của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS ngô tất tố quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)