6 Tổng lượng tinh bột thải ra
3.2.4. Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lƣợng lợn (kg)
Trong chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn chiếm tới 70% - 75% tổng giá thành sản phẩm. Việc nghiên cứu về TTTA/kg tăng khối lượng có ý nghĩa rất lớn về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mặt kinh tế, đó là cơ sở để nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm (kg)
Giai đoạn Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
21 – 28 ngày tuổi 1,99 1,51 1,48 29 - 35 ngày tuổi 1,69 1,61 1,78 36 - 42 ngày tuổi 1,59 1,37 1,66 43 - 49 ngày tuổi 1,51 1,50 1,51 50 - 56 ngày tuổi 1,15 1,11 1,05 Tính chung 1,43 1,34 1,41 So với lô ĐC (%) 100 93,42 98,58 So với lô TN1(%) 100 105,52
Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cho thấy: Tính chung cả giai đoạn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở lô TN1 và lô TN2 lần lượt là 1,34 và 1,41 thấp hơn lô ĐC lần lượt là 6,58 và 1,42%. Điều này chứng tỏ, việc bổ sung enzyme tiêu hoá cho thấy việc bổ sung enzyme tiêu hoá đã làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn. Đối với các khẩu phần có bổ sung thêm enzyme với các mức khác nhau, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng tăng theo chiều tăng của mức enzyme bổ sung (1,34 và 1,41 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, tương ứng lô TN1 và TN2).
Kết quả này phù hợp với kết quả của Hồ Trung Thông và cs (2008)[15], tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở các lô được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung enzyme đều thấp hơn lô đối chứng, mức thấp hơn lần lượt là 3,57; 4,22 và 1,3% tương ứng với các lô có bổ sung lượng enzyme là 0,05; 1,0 và 1,5%. Trong đó tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của lô bổ sung enzyme với mức 1,0% là thấp nhất (giảm 4,22% so với lô đối chứng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả Đậu Ngọc Hào (2000)[3] cũng cho biết: việc sử dụng chế phẩm Saccharomyces cerevisiae cũng giảm được phần nào lượng thức ăn tiêu tốn, ở lô có bổ sung 1% chế phẩm vào thức ăn thì lượng thức ăn tiêu tốn cho một lợn trong 17 ngày ít hơn so với lô đối chứng 1,5 kg thức ăn và trong 25 ngày thì ít hơn 1,1 kg.
Đỗ Văn Quang và Nguyễn Văn Hùng (2005)[11] cũng thông báo rằng: bổ sung chế phẩm sinh học chứa amylase (4000 – 8000IU/g), protease (200 – 300IU/g) và Bacillus subtilis (≥105
tế bào) vào khẩu phần nuôi lợn thịt theo 2 giai đoạn với mức protein thấp (giai đoạn 20 – 50kg/con: 15,5%CP, giai đoạn 50 – 90 kg/con: 13%CP) đã gia tăng hiệu quả kinh tế 3,8 – 4,2% so với nghiệm thức không bổ xung chế phẩm sinh học nhưng mức protein cao hơn (17,5%CP cho lợn giai đoạn 1 và 15 % CP cho lợn giai đoạn 2).