2.3.1 Phƣơng pháp tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 lợn đực con đã thiến ở giai đoạn sau cai sữa, có khối lượng bắt đầu thí nghiệm từ 7,25 - 7.35 kg. Lợn thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông Latin (3x3). Lợn thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 3 lô và nuôi riêng rẽ trong 3 cũi riêng biệt. Sau mỗi đợt lấy mẫu phân, lợn được bố trí sang khẩu phần tiếp theo, sao cho khi kết thúc thí nghiệm, mỗi lợn đều được ăn đủ cả 3 khẩu phần thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: Hai lô thí nghiệm được bố trí theo thứ tự từ lô TN1 đến lô TN2 có mức protein giống nhau là 20%. Các lô thí nghiệm được bổ sung lượng enzyme protease và amylase với các mức khác nhau là 1 và 1,5 (g/kg thức ăn). Lô đối chứng sử dụng khẩu phần có 20% protein nhưng không bổ sung thêm enzyme tiêu hoá.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thử mức tiêu hoá
Giai đoạn Lợn số 1 Lợn số 2 Lợn số 3
Tiền thí nghiệm (Tuần 1) KPCS KPCS KPCS
Tuần 2 KPCS KP TN1 KP TN2
Tuần 3 KP TN1 KP TN2 KPCS
Tuần 4 KP TN2 KPCS KP TN1
Khẩu phần thử mức tiêu hoá có cùng mức năng lượng trao đổi (3200 kcal/kg thức ăn) và một số axit amin thiết yếu. Mức một số axit amin trong khẩu phần như sau (g/kg thức ăn): Lysine 17; threonine 2; methionine + cystine 1; tryptophan 0). Tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần đảm bảo đồng đều nhau (tối đa 5%). Sử dụng chất Cr2O3 làm chất chỉ thị với liều lượng bổ sung là 5 gam/kg thức ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2. Thành phần thức ăn thí nghiệm 1 Nguyên liệu TĂ ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
Bột ngô % 57,94 57,94 57,94 Cám gạo % 5,00 5,00 5,00 Đậu tương % 29,23 29,23 29,23 Lysine % 0,17 0,17 0,17 Methionine % 0,01 0,01 0,01 Threonine % 0,02 0,02 0,02 Tryptophan % 0 0 0 Dầu ăn % 3,33 3,33 3,33 Muối ăn % 0,21 0,21 0,21 Bột đá % 0,60 0,60 0,60 DCP % 3,09 3,09 3,09 Premix % 0,30 0,30 0,30 Enzyme g/kg 0 1 1,5
Giá trị dinh dưỡng/kg thức ăn
ME Kcal 3200 3200 3200 Protein g 200 200 200 Lysine g 11 11 11 Threonine g 7,15 7,15 7,15 Tryptophan g 2,09 2,09 2,09 Met+Cys g 6,05 6,05 6,05 Canxi g 10,0 10,0 10,0 Photpho g 8,0 8,0 8,0 Na g 1,85 1,85 1,85
Nguyên liệu để xây dựng khẩu phần bao gồm ngô, gạo tấm, khô đậu tương; bột cá, bột sữa khử bơ; các axit amin tổng hợp, chất khoáng và premix vitamin. Khẩu phần ăn được xây dựng trên phần mềm OPTIMIX version 4.0.
Nguyên liệu trước khi phối trộn thức ăn được tiến hành phân tích các thành phần hoá học bao gồm vật chất khô, protein, tinh bột. Kết quả phân tích được sử dụng để tính toán công thức thức ăn dùng thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thức ăn được trộn theo từng đợt thí nghiệm, trộn bằng tay, theo phương pháp “vết dầu loang” nhằm đảm bảo độ đồng đều tối ưu. Thức ăn sau khi trộn xong được bảo quản trong các túi nilon hai lớp nhằm chống mốc.
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn giai đoạn trước cai sữa:
Đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng đồng đều lợn mẹ và lợn con, bao gồm chuồng trại, thức ăn cho lợn mẹ, tập ăn sớm cho lợn con trước cai sữa...
Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn giai đoạn sau cai sữa:
Thí nghiệm tiến hành trong 28 ngày, được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tiền thí nghiệm (kéo dài một tuần) cho lợn ăn cùng loại thức ăn cơ sở, để lợn làm quen với điều kiện thí nghiệm. Lợn được nuôi với khẩu phần ăn tự do, xác định được lượng thức ăn trung bình tiêu thụ/con/ngày.
Giai đoạn thí nghiệm (21 ngày): chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn cho ăn khẩu phần như sơ đồ thí nghiệm trong vòng 7 ngày. Sau khi cho ăn khẩu phần thí nghiệm 4 ngày tiến hành thu phân để phân tích. Phân lợn thu triệt để trong ba
ngày liên tục bảo quản ở nhiệt độ thấp (-20 0C), sau đó trộn đều lấy mẫu để phân
tích. Trước khi phân tích cần sấy khô ở nhiệt độ thấp (Trên máy đông khô ở
nhiệt độ -860C), sau đó nghiền nhỏ để đảm bảo mức độ đồng nhất.
Lợn được nuôi với lượng khẩu phần bằng 80% lượng ăn tự do (tính theo khối lượng cơ thể), nhằm để cho lợn ăn được hết thức ăn, hạn chế lượng thức ăn dư thừa. Cho lợn ăn 5 lần/ngày (6 giờ sáng, 10 giờ trưa, 14, 18 và 21 giờ). Nước uống được cung cấp tự do qua vòi uống tự động.
Mẫu phân được tiến hành phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô, protein và tinh bột.
Căn cứ vào kết quả phân tích hàm lượng protein và tinh bột trong thức ăn và trong phân lợn, xác định tỷ lệ tiêu hoá các thành phần này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tỷ lệ tiêu hóa protein và tinh bột toàn phần của khẩu phần có mức protein thấp được cân đối một số axit amin thiết yếu có sử dụng enzyme:
Căn cứ vào tỷ lệ protein (tinh bột) trong thức ăn và trong phân, tính toán tỷ lệ tiêu hoá protein và tinh bột của lợn thí nghiệm theo công thức:
Lượng Pr ăn vào (g) – lượng N trong phân (g) Tỷ lệ TH Pr (%) = x 100
Lượng Pr ăn vào (g)
Lượng TB ăn vào (g) – lượng TB trong phân (g) Tỷ lệ TH TB (%) = x 100
Lượng TB ăn vào (g)
- Tương quan về tỷ lệ tiêu hoá protein/ tinh bột của lợn khi được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau, được xác định bằng phần mềm thống kê STAGRAPH version 4.0.
2.3.1.2. Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của khẩu phần có bổ sumg enzyme với mức khác nhau đến khả năng sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa.
Mục đích của thí nghiệm: Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung các mức enzyme tiêu hoá khác nhau đến sinh trưởng, khả năng sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn giai đoạn sau cai sữa.
- Các thí nghiệm tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về giống, tính biệt, khối lượng bắt đầu thí nghiệm giữa các lô.
- Số lượng lợn thí nghiệm: 30 con. Chia thành 3 lô mỗi lô 10 con, nhắc lại thí nghiệm hai lần. Lô ĐC được thiết kế có 20% protein nhưng không bổ sung enzyme tiêu hoá để so sánh hiệu quả bổ sung enzyme và không bổ sung enzyme với lô TN1 và TN2, đồng thời để so sánh giữa việc bổ sung enzyme ở các khẩu phần có mức enzyme khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thức ăn cho mỗi lô được phối hợp đảm bảo nhu cầu của lợn giai đoạn này. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm giữa các lô giống nhau về năng lượng, vitamin, khoáng, protein chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ tại bảng 2.3
Bảng 2.3. Sơ đồ thí nghiệm 2
Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
Số lượng lợn Con 10 10 10
Giống, loại lợn Lợn ngoại lai (♂PiDu x ♀ LY)
Tính biệt 6/4
Tuổi lợn thí nghiệm (ngày) 21 – 56 ngày
KL bắt đầu Kg 7,31±0,52 7,28±0,43 7,24±0,36
Protein tổng số % 20 20 20
ME Kcal 3200
Lysine % 1,10
Enzyme g/kg TĂ 0 1 1,5
- Phương pháp nuôi dưỡng lợn thí nghiệm
Tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của cơ sở chăn nuôi, nhưng phải đảm bảo đồng đều mọi biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến lợn thí nghiệm.
-Phương pháp chế biến và phối trộn thức ăn thí nghiệm
Các loại nguyên liệu như ngô, gạo tẻ, khô đậu tương, bột cá được rang khô, nghiền thành bột. Các loại khác như bột sữa khử bơ, các axit amin, dầu đậu nành, muối ăn, bột khoáng, dicanxi photphat, enzyme tiêu hoá, premix VTM, được sử dụng dưới dạng chế biến sẵn trên thị trường.
Các công thức thức ăn hỗn hợp được xây dựng dựa trên phần mềm OPTIMIX - Viện nghiên cứu sinh học và thuốc thú y - Cộng hoà Séc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi tiến hành phối trộn các loại nguyên liệu có tỷ lệ lớn được cân bằng
cân đồng hồ có độ chính xác 5 gam, các loại nguyên liệu có tỷ lệ thấp như axit
amin tổng hợp, premix … được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g.
Thức ăn được trộn bằng tay, theo phương pháp "vết dầu loang", đảm bảo trộn thật đều. Khối lượng thức ăn một lần trộn đảm bảo đủ cho ăn 5 - 7 ngày. Sau khi trộn xong thức ăn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất để tránh ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến chất lượng thức ăn.
Các enzyme tiêu hoá được trộn theo tỷ lệ quy định cho từng lô thí nghiệm. Cho lợn ăn tự do, trong máng ăn tự động.
Hàng ngày theo dõi, ghi chép sổ sách về lượng thức ăn tiêu thụ.
Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm 2
STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2
2 Ngô % 52,22 52,22 55,22
3 Bột gạo % 10 10 10
4 Cám gạo % 0
5 Khô đậu tương % 20,99 20,99 20,99
6 Bột cá % 6 6 6 7 Bột sữa khử bơ % 8 8 8 8 L-Lysine HCl % 0,07 0,07 0,07 9 DL-Methionine % 0,02 0,02 0,02 10 L-Threonin % 0,03 0,03 0,03 11 Tryptophan % 0,01 0,01 0,01 12 Dầu đậu nành % 0,32 0,32 0,32 13 Muối ăn % 0,12 0,12 0,12 14 Bột khoáng % 0,53 0,53 0,53 15 DCP % 1,39 1,39 1,39 16 Premix -vitamin % 0,3 0,3 0,3 Tổng % 100 100 100 Enzyme g/kg TĂ 0 1 1,5 Probiotic g/kg TĂ 0,2 0,2 0,2 Kháng sinh g/kg TĂ 2 2 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năng lượng kcal 3200 3200 3200
Protein g 200 200 200 Lysine g 12,47 12,47 12,47 Threonine g 8,07 8,07 8,07 Tryptophan g 2,36 2,36 2,36 Met+Cys g 6,83 6,83 6,83 Canxi g 10,00 10,00 10,00 Photpho g 8,00 8,00 8,00 Chất xơ g 36,56 36,56 34,84 Giá thành 1k thức ăn Đồng 8253 8503 8628
- Các chỉ tiêu theo dõi
+ Sinh trưởng tích luỹ: Khối lượng lợn tại các thời điểm: 21, 28, 35, 42, 49 và 56 ngày tuổi
+ Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối qua các giai đoạn. + Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày)
+ Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (kg) + Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (gam) + Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng (đồng)
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Sinh trưởng tích luỹ:
Cân khối lượng lợn tại các thời điểm: bắt đầu (21), 28, 35, 42, 49 và 56 ngày tuổi. Cân vào buổi sáng trước khi cho lợn con ăn. Đảm bảo cân cùng một chiếc cân và một người cân.
* Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Được tính bằng công thức:
W1 - W0
A = –––––––
t1 - t0
Trong đó: A là độ sinh trưởng tuyệt đối, tính bằng g/con/ngày W1 là khối lượng ở thời điểm t1 (g)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
W0 là khối lượng lợn thí nghiệm ở thời điểm t0 (g) t1: là thời gian ở thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) t0: là thời gian lúc bắt đầu theo dõi (ngày)
* Sinh trưởng tương đối (R %) Được tính bằng công thức
Trong đó: R: sinh trưởng tương đối (%)
W1 là khối lượng lợn thí nghiệm khi kết thúc theo dõi Wo là khối lượng lợn thí nghiệm lúc bắt đầu theo dõi
- Lượng thức ăn tiêu thụ (FI, kg/con/ngày): theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của từng lô và tính trung bình:
Tổng lượng thức ăn của lô (kg) FI =
(Số con x số ngày nuôi) * Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng:
Hàng ngày theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn dùng cho lợn thí nghiệm, tổng kết lượng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn 21-28; 29-35; 36-42,43-49,50-56. Tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng được tính theo công thức sau:
Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ TN (kg) Tiêu tốn TA/1kg tăng KL(kg) =
Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) * Tiêu tốn protein/1 kg tăng khối lượng lợn con:
Tổng protein tiêu thụ trong kỳ TN(g) Tiêu tốn protein/1kg tăng KL(g) =
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) W1 - W0 R(%) = ––––––– x 100 W1 + W0 ––––––– 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong đó: Tổng protein tiêu thụ (g) được tính trong cả kỳ thí nghiệm. Tổng protein tiêu thụ được tính bằng tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) nhân với lượng protein có trong một kg thức ăn (gam)
Tiêu tốn lysine/1 kg tăng khối lượng lợn con:
Tổng lysine tiêu thụ trong kỳ TN (g) Tiêu tốn lyisne/1kg tăng KL(g) =
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg)
Trong đó: Tổng lượng lysine tiêu thụ (g) tính trong cả kỳ thí nghiệm. Tổng lysine tiêu thụ được tính bằng tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) nhân với lượng lysine có trong một kg thức ăn (gam).
* % so với khối lượng cơ thể:
% so với khối lượng = KLTA tiêu tốn trong tuần (kg) x 100
Trung bình KL trong tuần (kg) * Chi phí thức ăn / 1 kg tăng khối lượng:
Tổng chi phí thức ăn (đ) Chi phí TA/1kg tăng KL(đ) =
Tổng KL lợn tăng trong kỳ (kg) Trong đó:
* Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x Đơn giá 1 kg TA (đ/kg).