1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trần Quốc Việt và cs, 2000 25 cho biết trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng như ở miền Bắc Việt Nam mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần thức ăn có 20% protein thô và 1,2% lysine cho lợn con giống ngoại giai đoạn 7 - 20kg là 3250 - 3350 Kcal/kg thức ăn. Tỷ lệ lysine thích hợp nhất cho lợn con giống ngoại giai đoạn 8 - 20 kg là 0,9 - 1,0 g lysine/MJ năng lượng tiêu hóa của khẩu phần.
Theo tài liệu hội thảo kỹ thuật chăn nuôi heo và các sản phẩm sử dụng trong chăn nuôi heo, 2006 12 cho thấy:
Thí nghiệm trên 128 heo khối lượng ban đầu là 23kg, khi kết thúc thí nghiệm là:
- Khối lượng trung bình:
+ Nhóm bổ sung enzyme bacifo là 107,2 kg/con
+ Nhóm không bổ sung enzyme bacifo là 104,9 kg/con + Khác biệt giữa hai nhóm là 2,3 kg
- Độ sai lệch:
+ Nhóm bổ sung enzyme là 2,5 kg.
+ Nhóm không bổ sung enzyme là 2,6 kg + Khác biệt giữa hai nhóm là 4%
Lê Khắc Huy, 1995 6 đã nghiên cứu hàm lượng và tỷ lệ tiêu hóa của protein và axit amin trong một số khẩu phần thức ăn của lợn thịt (ngô, mì, khô dầu lạc). Tác giả cho biết hàm lượng axit amin giới hạn (lysine, threonine) trong các nguyên liệu này thấp, riêng axit amin chứa lưu huỳnh (methonine + cystin) có khá hơn (4,07g/16gN ở ngô v à 4,37g/16gN ở mì). Tỷ lệ tiêu hóa của các axit amin (trừ lysine) tương đương với tỷ lệ tiêu hóa của protein hoặc cao hơn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cùng một loại axit amin nhưng bắt nguồn từ các loại thức ăn khác nhau có tỷ lệ tiêu hóa khác nhau.
Tác giả Đậu Ngọc Hào, Phạm Minh Hằng (2000) [3] nghiên cứu ảnh
hưởng của chế phẩm Saccharomyces cerevisiae đối với lợn con đang bú mẹ và lợn sau cai sữa cho biết: sau 14 ngày thí nghiệm: ở lô thí nghiệm tăng trọng so với đối chứng là 103%; sau 21 ngày là 102%; sau 35 ngày là 102%. Như vậy khi bổ sung 1% chế phẩm nấm enzyme Saccharomyces cerevisiae thì khối lượng trung bình của lợn con sau cai sữa ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng.
Theo Phùng Thị Vân và cs, 2001 23 cho biết khi bổ sung chế phẩm Bacomos vào thức ăn nuôi lợn nái tăng khối lượng lợn con 2 tháng tuổi trung bình từ 5,26% - 5,76% (P<0,05), giảm tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 2 tháng tuổi từ 2,33 - 3,46%. Lợn choai đạt tăng trọng cao hơn là 22,5 và 28,3g/ngày (P<0,001) và giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trung bình t ừ 3,15 - 4,24%, giảm thiểu ô nhiễm chuồng nuôi.
Võ Thị Hạnh (Viện sinh học nhiệt đới) 28 cho biết: Bằng cách phối trộn
các chế phẩm vi sinh vật sống và enzyme tiêu hóa tự sản xuất đã sản xuất được chế phẩm BIO I có tác dụng tốt đối với gia súc gia cầm như kích thích tiêu hóa cho tăng trọng cao, giảm tiêu tốn thức ăn, ức chế các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, phòng trị các chứng rối loạn tiêu hóa, các chứng tiêu chảy do sử
dụng kháng sinh lâu dài, nâng cao sự hấp thu các chất dinh dưỡng (http://www.
Vietnamnet.vn).
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của lợn F1(Landrace X Yorkshire), tác giả Hồ Trung Thông (2008) [15] cho biết: Từ khẩu phần cơ sở (đối chứng), 3 khẩu phần tiếp theo được tạo ra bằng cách bổ sung chế phẩm enzyme tăng dần từ mức 0,05% (1000 IU protease
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ 28 IU amylase + 125 IU phytase/kg thức ăn, nghiệm thức E1), 0,10% (2000 IU protease + 56 IU amylase + 250 IU phytase/kg thức ăn, nghiệm thức E2) và 0,15% (3000 IU protase + 84 IU amylase + 375 IU phytase/kg thức ăn, nghiệm thức E3). Kết quả cho thấy, việc bổ sung chế phẩm enzyme với các mức nêu trên đã không cải thiện được tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến protein tổng số, tỷ lệ tiêu hóa toàn phần chất hữu cơ tổng số, tỷ lệ năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa toàn phần phần phosphor tổng số. Tỷ lệ tiêu hóa biến động từ 82,6-84,4% đối với protein tổng số, 87,7-89,7% đối với chất hữu cơ tổng số và 86,1-88,0% đối với năng lượng.
Theo ChanThaVi và cs (2009) [1]: Sử dụng enzyme tiêu hoá có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hoá vật chất khô, nitơ và tinh bột của lợn với các thành phần thức ăn chủ yếu là ngô, gạo, khô đậu tương, bột cá, bột sữa… Điều này cho thấy, với việc sử dụng enzyme đã hỗ trợ khả năng tiêu hoá của lợn con giai đoạn sau cai sữa khi được nuôi bằng các khẩu phần giảm protein được cân bằng axit amin.