Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme đến khả năng tiêu hóa, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức của lợn con sau khi cai sữa (Trang 73 - 75)

6 Tổng lượng tinh bột thải ra

3.2.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là thời điểm thực hiện các phép đo. Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của vật nuôi. Đây là một chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm (kg/con)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn n 20 20 20 Bắt đầu TN (21 ngày) 7,31±0,52 7,28±0,43 7,24±0,36 KL 28 ngày tuổi 8,25±0,53 8,52±0,52 8,50±0,52 KL 35 ngày tuổi 9,66±0,68 10,00±0,75 9,84±0,63 KL 42 ngày tuổi 11,62±0,93 12,27±0,75 11,71±0,81 KL 49 ngày tuổi 14,28±1,07 14,94±0,91 14,36±1,26 KL 56 ngày tuổi 19,10±1,32 19,90±1,23 19,20±1,34 So với lô ĐC (%) 100 104,19 100,52 0 5 10 15 20 25 21 28 35 42 49 56 ngày k g /c o n lô ĐC lô TN1 lô TN2

Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm (kg/con)

Kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy: khối lượng lợn con bắt đầu thí nghiệm ở lô đối chứng và các lô thí nghiệm là tương đương nhau lô ĐC: 7,31 kg; lô TN1: 7,28kg; lô TN2: 7,24kg. Khối lượng lợn con tăng dần qua các kì cân. Đến khi kết thúc thí nghiệm ở 56 ngày tuổi khối lượng trung bình ở lô đối chứng đạt 19,10kg và lô TN1 đạt 19,9kg tăng hơn so với lô đối chứng là 4,19%, lô TN2 đạt 19,6kg tăng hơn so với lô đối chứng là 0,52%. Điều đó chứng tỏ việc bổ sung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

enzyme tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho lợn con đã có tác dụng kích thích cho lợn con tăng trưởng nhanh hơn.

Cũng qua bảng 3.3 cho thấy: khối lượng lợn thí nghiệm tại các kỳ cân ở lô thí nghiệm 2 đều thấp hơn ở lô thí nghiệm 1. Khối lượng trung bình ở 56 ngày tuổi của lô TN1 cao hơn lô TN2 là 0,7kg. Điều đó cho thấy, với các mức enzyme khác nhau bổ sung vào khẩu phần cũng có tác động khác nhau đến khả năng sinh trưởng của lợn.

Về vấn đề này, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và cho kết như sau: Đỗ Văn

Quang và cs. (2004)[11] đã cho rằng việc bổ sung 0,2% chế phẩm enzyme chứa protease, amylase và Bacillus subtilis đã cải thiện tốc độ tăng trọng của lợn có khối lượng 20-50 kg nhưng không có kết quả rõ rệt với lợn giai đoạn vỗ béo. Officer (2000)[38] lại cho thấy lợn con có khả năng tiết protease và amylase với mức hoạt lực cao do đó việc bổ sung protease có thể là không cần thiết trừ một giai đoạn ngắn 1-2 tuần ngay sau khi cai sữa.

Theo Đậu Ngọc Hào (2000)[3] cho biết khi bổ sung 1% chế phẩm nấm enzyme Saccharomyces cerevisiae thì khối lượng trung bình của lợn con sau cai sữa ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng (ở lô thí nghiệm tăng trọng so với đối chứng là 103%; sau 21 ngày là 102%; sau 35 ngày là 102%).

Tác giả Tạ Thị Vịnh và cs (2002)[26] cho biết khi sử dụng chế phẩm VITOM 3 bổ sung vào thức ăn cho lợn con, làm khối lượng trung bình ở lô thí nghiệm tăng cao hơn lô đối chứng là 6%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme đến khả năng tiêu hóa, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức của lợn con sau khi cai sữa (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)