Cơ sở khoa học về di truyền trong chăn nuôi lợn hƣớng nạc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme đến khả năng tiêu hóa, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức của lợn con sau khi cai sữa (Trang 51 - 52)

Lai tạo là một biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai. Thuật ngữ ưu thế lai lần đầu tiên được nhà khoa học người Mỹ tên là Shull đề xuất vào năm 1914. Theo ông, ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn và năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay ở nhiều nước có chăn nuôi lợn phát triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid. Tại đó, ưu thế lai được coi như là một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều chương trình lai tạo ra lợn nuôi thịt có 4 - 5 giống trong đó có hệ thống nhân giống hình tháp của công ty PIC (Công ty giống lợn Anh Quốc) hiện đã được chuyển giao cho Việt Nam. Đây là một mô hình giống chiếm khoảng 30% thị phần sản xuất giống lợn ngoại lai hybrid của Việt Nam. Với 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11 (giống Yorkshire, chuyên hóa theo tăng khối lượng, tỷ lệ nạc), dòng L06 (giống Landrace chuyên hoá theo khả năng sinh sản) và dòng L64 (giống Pietran chuyên hoá theo tỷ lệ nạc cao) và 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dòng tổng hợp là L19 và L95. Để tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 và 5 giống, người ta thường cho lợn đực giống dòng 402 lai với lợn nái CA và C22. Lợn đực 402 được tạo ra từ việc cho lai tạo giữa lợn đực dòng L64 và lợn nái dòng L11. Lợn nái C22 và CA thuộc cấp giống bố mẹ, được tạo ra bằng cách cho lai giữa lợn đực L19 với lợn nái C1050 và C1230. Lợn nái C22 có đặc điểm là toàn thân có màu trắng, bốn chân chắc khoẻ, thân hình phát triển cân đối. Khả năng sinh sản cao, đẻ sai con (từ 10 - 12 con/ổ), nuôi con khéo. Khi cho lai với đực 402 sẽ tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 máu. Lợn nái CA có đặc điểm ngoại hình là toàn thân có màu trắng, tầm vóc trung bình, đẻ sai con (11 - 13 con/ổ), nuôi con khéo. Khi cho lai với lợn đực 402 sẽ tạo ra con lai hybrid 5 giống để nuôi thịt. Lợn lai hybrid nuôi thịt 4 hoặc 5 giống có năng suất chăn nuôi cao, phẩm chất thịt tốt (tỷ lệ nạc cao), phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện nay, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về dinh dưỡng (số lượng và chất lượng thức ăn), về chăm sóc nuôi dưỡng…

Một số chương trình giống lợn khác ở Việt Nam đã sử dụng đàn nái lai (Yorkshire x Landrace) hoặc nái lai (Landrace x Yorkshire) làm nái nền để phối giống với lợn đực lai hybrid nhằm tạo con lai 4, 5 máu. Những lợn lai thương phẩm này khi nuôi thịt trong các trại chăn nuôi tập trung đều có khả năng sinh trưởng và tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ cao. Tuy nhiên, những giống lợn này chỉ cho năng suất thịt cao trên nền thức ăn và dinh dưỡng cân đối đặc biệt về protein và các acid amin.

Hình 1. Sơ đồ lai tạo các dòng lợn PIC

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme đến khả năng tiêu hóa, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức của lợn con sau khi cai sữa (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)