Ngày nay đã bước đầu sử dụng thành công việc bổ sung enzyme trong khẩu phần ăn của lợn, những sản phẩm đặc trưng đó phát triển song song với sự phát triển của ngành chế biến thức ăn gia súc.
Những enzyme đã hình thành nhằm mục tiêu tới những yếu tố kháng dinh dưỡng như chất xơ không thể tiêu hoá, những chất này ngăn cản sự tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng ở trong thức ăn của lợn.
Công thức chế biến thức ăn cho lợn được cân bằng nhờ việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu sinh lý cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, nhưng cần hạn chế tới tối thiểu sự bài tiết các chất dinh dưỡng của lợn. Những chất dinh dưỡng dư thừa ở phân, đặc biệt là N và P có thể có hại cho môi trường. Bằng việc khắc phục những yếu tố kháng dinh dưỡng, thì enzyme là chất làm tăng khả năng tận dụng và hấp thu các chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của lợn.
Enzyme có tiềm năng làm tăng việc tận dụng sử dụng những ngũ cốc có chất lượng dinh dưỡng khác nhau. Những thông tin hiện tại chỉ ra rằng: mặc dù có sự khác nhau trong chất lượng của những nguồn ngũ cốc được sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn, nhưng khi sử dụng enzyme bổ sung vào khẩu phần ăn thì kết quả tăng trọng và phát triển của lợn là tương đương nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong tương lai việc cấm sử dụng chất kháng sinh trong thức ăn có thể xảy ra, giống như ở cộng đồng Châu Âu, những enzyme có thể làm vai trò chất kích thích và hết sức có ích trong việc giữ gìn sự lành mạnh của ruột trong lợn con. Các yếu tố kháng dinh dưỡng làm thay đổi môi trường ruột và làm thay đổi số lượng dinh dưỡng không được hấp thụ. Như đã đề cập ở trên, việc bổ sung enzyme có thể làm mất tác dụng của những yếu tố kháng dinh dưỡng. Những con lợn con có bộ phận ruột khoẻ mạnh thì ít mắc những bệnh giống như bệnh ỉa chảy sau khi thôi bú bởi E.coli gây bệnh.
Hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm của enzyme: Xylanase, protease và phytase.
* Xylanase
Những khẩu phần ăn cơ bản là hạt mì có chứa mức độ của pentosan (dạng polysaccarit không tinh bột) cao không thể tiêu hoá được bởi những enzyme tiết ra trong dạ dày của lợn. Tuy nhiên, pentosan ở trong hạt mì thì dễ bị phân huỷ bởi Xylanase. Khi cho lợn giai đoạn sinh trưởng ăn những thức ăn cơ bản là hạt mì có chất lượng trung bình và thấp nhưng được bổ sung Xylanase thì có thể so sánh được với kết quả tăng trưởng của những lợn đó nhưng cho ăn những thức ăn cơ bản là hạt mì nhưng có chất lượng cao và không bổ xung thêm Xylanase.
* Protease.
Những yếu tố kháng dinh dưỡng như là chất ức chế enzyme protease ở trong nguồn protein thực vật đã làm giảm hiệu quả tiết enzyme của lợn. Đặc biệt là chất ức chế trypsin và lectin có thể sót lại trong bột đậu tương sau quá trình chiết suất bằng dung môi và quá trình xử lý nhiệt. Việc sử lý trước của hạt đậu tương với 1mg/g protease đã giảm hàm lượng chất ức chế trypsin trong đậu tương và tăng tỷ lệ hoà tan của vật chất khô và protein thô. Việc thiếu những phản ứng tích cực đến việc bổ xung protease có thể là bởi những tác động tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hỗ của enzyme - chất nền không phù hợp đối với những protein thực vật hoặc bởi những thành phần xơ tác động như một vật cản đến enzyme. Khi protease là một hỗn hợp nhiều enzyme bao gồm cellulases, pentosanases, phytase và những enzyme khác, thì nó sẽ làm tăng khả năng tiêu hoá và tốc độ tăng trưởng.
* Phytase
Phần lớn phốt pho trong ngũ cốc đều ở dạng phytate, đối với chất này thì lợn rất khó tiêu hoá và hấp thu. Để lợn có khả năng tiêu hóa được chúng thì phải bổ xung enzyme - phytase vào trong khẩu phần ăn của chúng. Thậm chí nhiều kết quả đã chỉ ra rằng, ngoài việc tăng khả năng tiêu hoá của phốt pho, nó còn làm tăng khả năng tiêu hoá của năng lượng và acid amin. Do vậy những chất dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần khó tiêu hoá có thể trở thành dễ tiêu hoá nếu bổ sung thêm phytase vào trong khẩu phần ăn của chúng.
Việc bổ xung enzyme có 2 điểm cần nhấn mạnh.
Một là: Phải đảm bảo rằng việc đưa enzyme vào trong thức ăn của lợn có hiệu quả kinh tế? Tại sao lại bổ sung một enzyme vào khẩu phần ăn, nếu hàm lượng chất kháng dinh dưỡng của chất nền trong khẩu phần đó không đủ cao để làm tổn hại việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần;Ví dụ: bổ sung á- glucanans vào khẩu phần dựa trên nền thức ăn cơ sở là hạt mạch, mà khẩu phần này có mức độ á - glucanans thấp.
Hai là: không phải tất cả những sản phẩm của enzyme đều hiệu quả như nhau khi bổ sung chúng ở mức độ như nhau vào khẩu phần ăn. Hãy thảo luận việc sử dụng enzyme với các nhà dinh dưỡng của bạn trước khi đưa bất cứ enzyme nào vào trong những thức ăn của những con lợn của bạn.
Trong khi những enzyme ở trong thức ăn có tiềm năng lớn làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn và tốc độ tăng trọng của lợn, song chúng cũng không thể đem lại kết quả tốt nếu công tác quản lý kém, chất lượng thức ăn quá tồi, sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng không đúng hướng dẫn .... Tuy nhiên, chúng có thể cung cấp những biện pháp cho nhà sản xuất để tận dụng những loại ngũ cốc chất lượng kém hơn để bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn. ở khía cạnh này, những enzyme tác động làm cân bằng về mặt hiệu quả của các nguyên liệu thức ăn có chất lượng dinh dưỡng khác nhau. Ngoài việc cải tiến khả năng tận dụng dinh dưỡng, các enzyme có thể có một ảnh hưởng có lợi đối với sức khoẻ của những con lợn sữa. Những kết quả đang tiến hành trong những năm tới sẽ quyết định nếu những enzyme trong thức ăn giữ vai trò trong việc bảo vệ dạ hệ thống tiêu hoá khoẻ mạnh ở lợn con mới cai sữa và nhờ vậy sẽ ngăn chặn bệnh tiêu chảy (Nguyễn Quốc Trị - Nguyễn Văn Hải, [28]).