3.1.1. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá nitơ
Nitơ là một khí thiết yếu của cuộc sống. Thực vật, động vật và vi khuẩn, tất cả đều sử dụng Nitơ (trong các amino acid, thành phần cấu tạo nên protein – chất đạm). Protein không chỉ cho phép chúng ta phát triển và hoạt động mà chúng còn hình thành cơ sở của hầu hết mọi phản ứng hoá học trong cơ thể con động vật nói chung. Tuy nhiên, lượng nitơ trong phẩn thải ra ngoài môi trường cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trái đất ấm lên. Điều này đã khiến các nhà khoa học phải tìm nhiều biện pháp làm giảm lượng nitơ trong phân bắng việc tăng tỷ lệ tiêu hóa nitơ trong thức ăn cho gia súc, gia cầm. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa nitơ của lợn con thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêu hoá nitơ toàn phần của lợn con sau cai sữa
STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN2
1. Lượng thức ăn ăn vào g/con/3
ngày 1749,68 2055,58 2041,36
2. Tỷ lệ nitơ thức ăn % 3,20 3,20 3,20
3. Lượng nitơ ăn vào g/con/3
ngày 55,99 65,78 62,06
4. Khối lượng phân thải
ra
g/con/3
ngày 560,75 551,85 586,15
5. Tỷ lệ nitơ trong phân % 1,41 1,39 1,37
6. Lượng nitơ thải ra g/con/3
ngày 7,91 7,67 8,03
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hàng ngang, các số liệu mang chữ cái giống nhau là biểu thị sự sai kháckhông có ý nghĩa thống kê với mức Pα > 0,05
Kết quả thí nghiệm tại bảng 3.1 cho thấy, cùng mức protein trong khẩu phần, khi bổ sung enzyme tiêu hoá đã cải thiện được một phần tỷ lệ tiêu hoá nitơ của lợn con (từ 85,88% lên 88,84% và 87,06% tương ứng lô ĐC và lô TN1 và lô TN2). Điều này cho thấy, việc bổ sung enzyme tiêu hóa trong thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa đã có ảnh hưởng tốt hơn đến khả năng tiêu hóa nitơ của lợn. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của ChanThaVi và cs (2009)[1] khi cho biết: cùng mức protein trong khẩu phần, khi bổ sung enzyme tiêu hoá đã cải thiện được một phần tỷ lệ tiêu hoá protein của lợn con (từ 86,91% lên 87,59% tương ứng lô ĐC và lô 1)
Cũng qua bảng 3.1 cho thấy: Ở hai lô thí nghiệm, khi bổ sung enzyme ở các mức khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa nitơ ở lợn con. Ở lô thí nghiệm 1, khi bổ sung enzyme với mức 1g/kg thức ăn tỷ lệ tiêu hóa nitơ là (88,84% ) cao hơn ở lô thí nghiệm 2 bổ sung với lượng enzyme 1,5 g/kg thức ăn (87,06%) là 1,78%.
Theo Nguyễn Bá Mùi 2006, [8] khi tiến hành dùng phụ phẩm dứa để nuôi lợn không làm ảnh hưởng đến sự tăng trọng. Khẩu phần giàu xơ trong bã dứa nuôi lợn đã chuyển sự tiết nitơ trong nước tiểu dưới dạng urê sang phân dưới dạng protein của vi sinh vật; và lợn được nuôi với khẩu phần bã dứa thải nhiều phân và ít nước tiểu hơn so với các khẩu phần khác. Dùng bã dứa nuôi lợn đã làm giảm sự bài tiết urê qua nước tiểu từ 30-42%, độ pH của phân lợn thấp hơn từ 0,55 đến 0,77 đơn vị, sự mất nitơ từ hỗn hợp chất thải của khẩu phần bã dứa thấp hơn từ 39-68%. Dùng bã dứa để nuôi lợn làm tăng giá trị của phân bón và giảm sự ô nhiễm môi trường.