Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp luận văn ths đo lường và đánh giá trong giáo dục 60 14 01 20 (Trang 65 - 67)

2.8. Đánh giá bộ tiêu chí đánh giá năng lực quản lý

2.8.1. Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha

Để đánh giá độ tin cậy của thanh đo hay nói cách khác là kiểm tra mức độ phù hợp mà các tiêu chí trong thang đo năng lực quản lý của CBQL cấp phòng

ban ở Trường đại học MTCN, tác giả sử dụng mơ hình tương quan Alpha của Cronbach với phần mềm SPSS 20.0.

Mơ hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach's Coefficient Alpha) đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính tốn phương sai của từng câu hỏi trong từng thang đo, tồn bộ phép đo và tính tương quan điểm của từng câu hỏi với điểm của các câu hỏi còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được [53].

Tác giả sử dụng Mơ hình tương quan Alpha của Cronbach đánh giá độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:

- Hệ số Cronbach's Alpha: Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach's Alpha đạt từ 0,6 trở lên.

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

- Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại [52].

Đối với đề tài này, thang do đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban với 62 biến khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ. Vì vậy tác giả sử dụng phần mền SPSS 20.0 để tính tốn hệ số Cronbach's Alpha cho toàn bộ thang đo và giá trị Cronbach's Alpha nếu loại bỏ bớt một biến khảo sát nào đó.

Kết quả phân tích cho thấy phiếu khảo sát (62 biến) có độ tin cậy Cronbach's Alpha như sau:

Bảng 2.8.1.1. Hệ số Cronbach's Alpha Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bất cứ một biến nào dao động trong khoảng từ 0.952 đến 0.955. Như vậy có thể thấy trong số 62 biến khảo sát có những biến khơng đóng góp vào độ tin cậy cho phiếu khảo sát. Bảng phân tích Cronbach's Alpha (phụ lục 3a) cho thấy có 02 biến gồm DG9 và CC12 làm cho độ tin cậy của thang đo tăng lên khi loại bỏ các biến này. Cụ thể khi loại bỏ 02 biến này ra khỏi thang đo thì cho kết quả Cronbach's Alpha = 0.956. Như vậy phiếu khảo sát có độ tin cậy rất cao.

Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy có những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 là các biến KN9 và KN10 (phụ lục 3a). Như vậy, theo lí thuyết thì hai biến này sẽ bị loại ra khỏi thang đo đánh giá năng lực quản lý.

Tuy vậy, đối với KN9: Kỹ năng từ chối các vấn đề không thuộc phạm vi quản lý. Trong lĩnh vực kỹ năng quản lí thì đây là một tiêu chí rất hay. Bởi lẽ, nhà quản lý ln ơm đồm vào mình q nhiều việc, dẫn đến họ khơng có thời gian để giải quyết cơng việc có chất lượng, nhiều việc làm chỉ để xong chứ hồn tồn khơng có hiệu quả. Hơn nữa, những cơng việc họ “ơm đồm” hoặc nể “không từ chối” lại không thuộc thẩm quyền quản lý của họ nên dễ xảy ra việc chồng chéo chức năng, gây ra sự khó chịu, hoặc tạo nên những xung đột khơng đáng có. Thực tế cho thấy hiện tượng này đang diễn ra khá nhiều trong Trường đại học MTCN. Chính vì lẽ đó, việc đưa tiêu chí này vào đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban chức năng vừa phù hợp với lý luận mà hợp lý với thực tiễn. Dù tương quan biến tổng không đạt theo yêu cầu, nhưng tác giả vẫn đề nghị giữ lại tiêu chí này trong bộ tiêu chí đánh giá năng lực quản lý. Cịn tiêu chí KN10 có thể loại bỏ khỏi thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp luận văn ths đo lường và đánh giá trong giáo dục 60 14 01 20 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)