2.8. Đánh giá bộ tiêu chí đánh giá năng lực quản lý
2.8.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp Principal conponents với phép xoay Varimax. Sau khi kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach alpha, có 04 biến khơng đảm bảo độ tin cậy, tuy nhiên ớ 01 biến được giữ lại để phân tích nhân tố tiếp theo, như vậy ta cịn 59 biến khảo sát được đưa vào phân
tích tiếp theo. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát.
Bảng 2.8.2.1. Hệ số KMO và Bartlett’s
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .853
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 6118.295
df 1711
Sig. .000
Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO cao =0.853 > 0.5, giá trị kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa Sig.=0.000 < 0.05 cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp.
Kết quả phân tích tại phụ lục 3b cho thấy các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích Principal Component Analysis và phép xoay Varimax, phân tố nhân tố cho ta biết có 10 nhân tố được rút ra từ 59 biến quan sát với phương sai trích là 70,9%>50% (phụ lục 3b).
Kiểm định nhân tố tại bảng Rotated Component Matrixa các biến có
trọng số <0,45 sẽ bị loại, các biến có trọng số khơng đạt độ phân biệt cao giữa các nhân tố, tức là <0.3 cũng sẽ bị loại. Như vậy, có 02 biến sẽ phải loại ra khỏi thang đo là KN9 và CC3.
Đối với biến KN9, như phân tích ở phần đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha, tác giả đã lập luận và quyết định giữ lại năng lực này, vì nó vừa phù hợp với lý luận cũng như rất cần thiết với thực tiễn tại trường đại học MTCN. Biến CC3, có thể loại khỏi phiếu khảo sát, do đây là một tiêu chí khó đánh giá và khơng khả thi đối với năng lực của CBQL cấp phòng ban chức năng.