Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp luận văn ths đo lường và đánh giá trong giáo dục 60 14 01 20 (Trang 40 - 47)

1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Đối với Việt Nam

nói chung và trong các trường đại học nói riêng có vai trị quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định "Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo,

đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”, “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”[54].

Như vậy, trong cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục nước ta, phát triển đội ngũ CBQL giáo dục rất được coi trọng. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tập trung nhiều cho đội ngũ người dạy và người học, những nghiên cứu về đội ngũ CBQL không nhiều, và theo các hướng tiếp cận khác nhau.

1.2.2.1. Những văn bản, tài liệu của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành “Chương trình bồi dưỡng CBQL khoa, phịng trường đại học, cao đẳng” (theo QĐ số 382/QĐ-BGD&ĐT, 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Mục tiêu của chương trình nhằm bồi dưỡng, phát triển kiến thức, kĩ năng cơ bản về quản lí trường đại học, cao đẳng, phát triển năng lực của CBQL về lãnh đạo và quản lí trường đại học, cao đẳng trong mơi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chương trình gồm 5 module (Đường lối phát

triển GD&ĐT Việt Nam/Lãnh đạo và QL/QL hành chính nhà nước/QL trường đại học cao đẳng/Các kĩ năng hỗ trợ QL trường ĐHCĐ) và 19 chuyên đề. Trong đó các chuyên đề tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể mà người CBQL cấp phòng, khoa phải làm trong trường ĐHCĐ như về QL nhân sự, QL tài chính tài sản, QL đào tạo, QL khoa học cơng nghệ, QL sinh viên,…Chương trình cũng nhấn mạnh 3 kĩ năng cần thiết có tác dụng hỗ trợ cho CBQL phòng khoa là kĩ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm việc nhóm. Có thể nói đây là một trong những tài liệu tham khảo quý khi nghiên cứu về đội ngũ CBQL cấp phòng chức năng trong trường đại học. Tuy các vấn đề tài liệu đưa ra còn chung chung, chưa làm nổi bật và phân biệt được các đặc thù trong vai trò và chức năng của CBQL cấp phòng và CBQL cấp khoa, song tài liệu đã cung cấp cho tác giả những nội dung cần thiết về đội ngũ CBQL cấp trung gian trong một trường đại học.

Năm 2013, Bộ Nội vụ ban hành “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng” (theo QĐ số 1045/QĐ-BNV ngày 18/9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Tài liệu đã làm rõ khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cấp phịng trong bộ máy quản lí hành chính nhà nước cũng như của lãnh đạo cấp phòng gồm trưởng phịng và các phó trưởng phịng.

Luật Viên chức 2010 ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã khẳng định quan điểm nhất quán trong quản lí con người là theo vị trí việc làm (VTVL), theo khung năng lực. Để thực hiện được điều này, một trong các giải pháp bắt buộc là phải triển khai xác định VTVL trong từng cơ quan, tổ chức. Từ năm 2012 đến nay, các trường đại học đã triển khai việc xác định VTVL. Xây dựng khung năng lực chuẩn cho VTVL được xem là một trong những bước quan trọng nhất, giúp cho việc xác định VTVL theo hướng tiếp cận năng lực của người làm việc. Trong đó, việc xác định VTVL của CBQL trong các trường đại học trở thành yêu cầu tất yếu, cấp thiết. Đây có thể nói là căn cứ pháp lí căn bản để triển khai các nghiên cứu về đội ngũ CBQL trong trường đại học. Khung năng lực được xác định cụ thể theo VTVL của đối tượng này cũng là tài liệu

tham khảo quý giá cho tác giả khi xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban chức năng.

1.2.2.2. Những nghiên cứu theo hướng tiếp cận năng lực

Đề tài khoa học cấp Bộ do tác giả Trần Ngọc Giao chủ trì với nội dung “Phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà nước về giáo dục các cấp” (2010) Đề tài đã trình bày tích hợp được một số vấn đề lý luận cơ bản về mơ hình quản lý cơng mới, lý luận quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường, lý thuyết tiếp cận năng lực quản lý, lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khảo sát thực tiễn để rút ra được một số luận điểm quản lý nhà nước về giáo dục. Đề tài cũng đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL giáo dục, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay để đề xuất khung năng lực đối với đội ngũ CBQL nhà nước về giáo dục. Đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngành giáo dục gồm: Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực lấy thực tiễn làm trung tâm; xây dựng đạo đức công vụ và đánh giá cán bộ, công chức giáo dục theo 5 tiêu chuẩn được xây dựng theo khung năng lực; xây dựng chính sách và tạo động lực đối với đội ngũ CBQL nhà nước về giáo dục theo tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Từ những phân tích bối cảnh đổi mới của giáo dục và đào tạo khẳng định đội ngũ CBQL từ cấp trung ương đến địa phương cần thiết phải được trang bị các năng lực, kĩ năng quản lí phù hợp. Thơng qua đề tài, tác giả đã đề xuất được khung năng lực của CBQL nhà nước về giáo dục nói chung, xây dựng đạo đức cơng vụ và đánh giá cán bộ, công chức theo 5 tiêu chuẩn được xây dựng theo khung năng lực của Đề tài.

Luận án tiến sĩ QLGD của tác giả Nguyễn Hồng Hải với đề tài “Quản lý đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” (2013) là một trong những cơng trình nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến đội ngũ quản lí cấp cao trong nhà trường phổ thơng hiện nay. Luận án đã chỉ ra rằng quản lí đội ngũ hiệu trưởng thường chịu sự chi phối và sử dụng lí luận của quản lí nguồn nhân lực làm cơ sở khoa học. Lí luận quản lý nguồn nhân lực dựa trên cơ sở khoa học quản lí, cân nhắc cả mục tiêu của tổ chức và nhu cầu của cá nhân, do

đó hạn chế được các yếu điểm của các cách tiếp cận theo lí luận của KHQL, tiếp cận theo định hướng phát triển chiến lược giáo dục, tiếp cận từ góc độ tâm lí học, xã hội học hoặc chính trị học. Với cách tiếp cận từ quản lý nguồn nhân lực, tác giả đã xây dựng khung lí luận về nội dung quản lí đội ngũ hiệu trưởng gồm 5 lĩnh vực là tuyển dụng, phát triển, lãnh đạo, đánh giá và đãi ngộ. Luận án có giá trị tham khảo nhất định trong việc áp dụng lí thuyết về quản lý nguồn nhân lực vào việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL, cụ thể là Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.

Luận án tiến sĩ QLGD của tác giả Ngô Thị Kiều Oanh với đề tài “Phát triển đội ngũ CBQL cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩn hóa” (2015) có thể nói là một trong số các nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện đầu tiên về đội ngũ trưởng khoa trong trường đại học ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng của đội ngũ trưởng khoa, thực trạng phát triển đội ngũ trưởng khoa ở các trường đại học, luận án đã đề xuất các biện pháp nhằm quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện môi trường làm việc và đánh giá đội ngũ trưởng khoa theo hướng chuẩn hóa, góp phần nâng cao vị thế của CBQL cấp khoa ở trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Thành công của luận án là đã áp dụng được lý thuyết về quản lí nguồn nhân lực để xây dựng bộ chuẩn cho đội ngũ trưởng khoa trong trường đại học, là cơ sở để triển khai thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ này trong trường đại học. Các chuẩn mà luận án đưa ra sẽ là những gợi ý quan trọng cho tác giả khi xây dựng khung năng lực cho CBQL cấp phòng chức năng trong trường đại học.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức (2015) về vấn đề "Đào tạo cán bộ QLGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục" có thể nói là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về năng lực của đội ngũ CBQL trong trường đại học. Hội thảo đã quy tụ được nhiều các ý kiến, các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trên cả nước về vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ CBQL trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Với 82 bài viết tham luận, Hội thảo đã tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính, bao gồm: Thứ nhất là làm rõ mục tiêu của đổi mới giáo dục và các yêu cầu

đặt ra với mơ hình năng lực CBQL các cấp học hiện nay; thứ hai là đi sâu phân tích thực trạng đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục các cấp hiện nay, nêu ra các kiến giải để nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và người học nói riêng; thứ ba là nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục hiện nay. Các bài viết đều đưa ra vấn đề coi trọng năng lực của người CBQL trong bối cảnh đổi mới giáo dục và cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ này theo hướng tiếp cận năng lực.

Ngoài nghiên cứu tiêu biểu trên, cũng cần phải kể đến những nghiên cứu khác như: Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Nhân với đề tài “Nghiên cứu bộ tiêu chí đánh chất lượng cán bộ hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu thử nghiệm tại trường đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” (2014); Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Phương Lan với đề tài “Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý đào tạo ở trường đại học Giao thông Vận tải” (2012); luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Hoa với tên đề tài “Xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động quản lý sinh viên tại trường đại học Khoa học Tự nhiên” (2013). Là những nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng chỉ số, tiêu chuẩn để đánh giá một hoạt động quản lý trong trường đại học, trong đó có một phần liên quan đến người CBQL. Tuy tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ CBQL cấp phịng chức năng khơng được xây dựng nhiều những các nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận văn khi thực hiện xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực của người CBQL cấp phòng ban chức năng trong trường đại học.

1.2.2.3. Một số cơng trình khoa học cơng bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành về năng lực quản lý của CBQL

Tác giả Trần Thị Minh Hằng (2015) với bài viết “Phát triển năng lực tự đánh giá – yếu tố quan trọng hoàn thiện nhân cách CBQL giáo dục hiện nay” [20]. Trong bài viết này, tác giả trình bày năng lực và năng lực tự đánh giá dưới cái nhìn tâm lý học. Tác giả phân tích thực tiễn năng lực tự đánh giá của CBQL giáo dục, những yêu cầu nâng cao năng lực tự đánh giá cho CBQL giáo dục là: Khơng tự thỏa mãn với bản thân, phân tích các kỹ năng cần có của người CBQL,

rèn luyện kỹ năng lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, biết nhận lỗi và xin lỗi, lời nói phải đi đơi với việc làm…Từ đó đưa ra những lời khuyên cho nhà quản lý phải đặt năng lực tự đánh giá bản thân làm tiền đề, nền tảng cho sự thành công trong nghề quản lý. Như vậy, bài viết đã tập trung đi sâu phân tích một năng lực cụ thể của đội ngũ CBQL giáo dục hiện nay là năng lực tự đánh giá. Đó cũng là năng lực rất quan trọng và cần thiết để QL thành cơng. Bài viết là một khía cạnh, một năng lực rất cần thiết cho tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả Ngơ Thị Kiều Oanh (2015) với bài viết “Năng lực quản lý của chủ nhiệm khoa trong trường đại học” [40], tác giả tập trung phân tích hai vấn đề chính là: Tính đặc thù trong vị trí, vai trị của chủ nhiệm khoa trong trường đại học và những yêu cầu cần thiết đối với chủ nhiệm khoa trong trường đại học trước bối cảnh mới. Tác giả nhấn mạnh “Để quản lý được ở bậc giáo dục đại học,

mỗi chủ nhiệm khoa phải thỏa mãn đồng thời hai năng lực: Năng lực lãnh đạo quản lý và năng lực chuyên mơn”, tác giả cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế về

năng lực quản lý của CBQL ở vị trí chủ nhiệm khoa trong trường đại học hiện nay để từ đó đi đến những kiến nghị là phải: Xây dựng chuẩn cho đội ngũ chủ nhiệm khoa; đẩy mạnh công tác quy hoạch tạo nguồn; thực hiện tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chủ nhiệm khoa ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau quy hoạch. Bài viết đã thành công khi đề xuất được việc cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn cho đội ngũ này. Đây là điểm mấu chốt để làm căn cứ bổ nhiệm CBQL và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá đội ngũ CBQL sau này. Bài viết là một tài liệu tham khảo hữu ích có phần tương đồng với đề tài nghiên cứu của tác giả.

Đặc biệt hơn phải kể đến bài viết của tác giả Nghiêm Thị Thanh (2015) với đề tài “Năng lực cơ bản của CBQL phòng chức năng trong các trường đại học” [49]. Có thể nói, bài viết là một tài liệu rất quý đối với nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện vì nó có chung một đối tượng nghiên cứu là CBQL phòng ban chức năng. Trong bài viết, tác giả Nghiêm Thị Thanh đã đề xuất và phân tích ba năng lực cơ bản của CBQL phòng chức năng trong trường đại học là: Năng lực thích ứng, năng lực đổi mới và năng lực sáng tạo. Quan trọng hơn cả là tác giả đã đưa

ra bảng năm mức độ (từ mức độ một đến mức độ 5) thể hiện của năng lực đối với CBQL phòng chức năng ứng với ba năng lực đã đề xuất. Đó là một thành cơng, một điểm sáng trong nghiên cứu về năng lực của đội ngũ CBQL phòng chức năng trong trường đại học.

Năm 2006, tác giả Đăng Xuân Hải có bài viết “Đánh giá đội ngũ CBQL phòng, ban, khoa ở các trường đại học theo hướng chuẩn hóa” (2006), có thể nói là một trong số hiếm các bài viết về CBQL cấp phòng ban và cấp khoa trong trường đại học.

Tác giả Vũ Tuấn Dũng với đề tài “Đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn”, Tạp chí Quản lý Giáo dục số 75 tháng 8/2015. Bài viết đã nêu ra 06 tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học gồm: phẩm chất đạo đức, lối sống; Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và nghiên cứu khoa học; năng lực quản lý lãnh đạo; Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng; năng lực phát triển và hợp tác quốc tế; năng lực phát triển nghề nghiệp, phát triển bản than. Tác gia cũng đưa ra phiếu tổng hợp kết quả đánh giá được quy ra điểm số và xếp loại theo 04 mức độ (Xuất sắc/ Khá/ Trung bình/ Yếu). Có thể nói đây là một nghiên cứu khá sâu về đội ngũ lãnh đạo trường đại học. Tác giả bài viết cũng đã đưa ra được các tiêu chuẩn để đánh giá đội ngũ CBQL và cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp luận văn ths đo lường và đánh giá trong giáo dục 60 14 01 20 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)