Bộ tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp luận văn ths đo lường và đánh giá trong giáo dục 60 14 01 20 (Trang 74)

Bộ tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban ở trường đại học MTCN bao gồm 48 tiêu chí với 06 lĩnh vực đánh giá.

Bảng 2.9.1 Bộ tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban trong Trường đại học MTCN

Lĩnh vực STT Nội dung tiêu chí

Phẩn chất đạo đức cá nhân

1 Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

của ngành, địa phương.

3 Tham gia tích cực các hoạt động mang tính chính trị, xã hội. 4 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, nhà quản lý 5 Gương mẫu về tác phong, lối sống và văn hóa ứng xử.

6 Trách nhiệm, tâm huyết với công việc, ý thức tổ chức kỉ luật cao. 7 Là chỗ dựa tinh thần cho cấp dưới và là niềm tin với cấp trên và

đối tác.

Chuyên môn, nghiệp vụ

1 Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lí giáo dục đại học

2 Cập nhật và vận dụng những kiến thức về quản lý giáo dục trong công tác quản lý

3 Nắm chắc chun mơn về hành chính, quản lý hành chính trong trường đại học

4 Quản lý việc thực hiện kế hoạch, các chức năng của quản lý giáo dục trong phạm vi được giao.

5 Áp dụng kinh nghiện và chuyên môn nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả công việc trong phạm vi và quyền hạn.

6 Vận dụng những kiến thức về mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng vào công tác quản lý.

7 Đề xuất, cải tiến chương trình đào tạo trong nhà trường nhằm nâng cao hơn chất lượng đào tạo Mỹ thuật trong giai đoạn hiện nay

Quản lí và Chỉ đạo

1 Chỉ đạo, thiết lập mục tiêu phát triển của đơn vị căn cứ vào kế hoạch phát triển tổng thể của nhà trường.

2 Xây dựng kế hoạch thực thi công tác của đơn vị nhất quán với kế hoạch chiến lược phát triển của trường.

3 Tổ chức, chỉ đạo thực thi các kế hoạch đã phê duyệt đạt đến kết quả và đo lường được những thành công.

4 Xây dựng phong cách làm việc linh hoạt, khả năng thích ứng và điều chỉnh các vấn đề trong phạm vi quản lý.

5 Hỗ trợ kịp thời cho người dưới quyền trong việc thực thi nhiệm vụ.

6 Chú trọng giải thích chính sách, chiến lược, các quyết định của nhà quản lý cấp cao cho nhân viên hiểu và thực hiện đúng hướng. 7 Phát triển các kế hoạch để hành động phù hợp vớ thực tế tạo ra

những thành cơng có thể đo lường được.

8 Cập nhật những hiểu biết về quản lý, chính trị, xã hội…để thực hiện những thay đổi trong tổ chức.

nhân viên dưới quyền

10 Tạo được mối liên kết giữa các cá nhân trong tổ chức nhằm điều phối công việc diễn ra nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.

Kỹ năng quản lý

1 Kỹ năng xây dựng báo cáo, văn bản quản lý thuộc lĩnh vực mình phụ trách

2 Kỹ năng thuyết trình và giải quyết vấn đề một cách triệt để. 3 Kỹ năng làm việc độc lập có hiệu quả

4 Kỹ năng điều hành làm việc nhóm, tổ chức hội họp

5 Kỹ năng giao tiếp với quản lý cấp cao, với người dưới quyền và đối tác đạt được mục tiêu quản lý.

6 Phát triển các kỹ năng giải thích, tư vấn cho đội ngũ dưới quyền 7 Kỹ năng hòa nhập, thuyết phục và hợp tác

8 Kỹ năng từ chối các vấn đề không thuộc phạm vi quản lý

Giám sát, Đánh giá

1 Có kiến thức sâu về giám sát đánh giá, vận dụng những kiến thức tiên tiến vào việc sử dụng dữ liệu thống kê, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực được giao quản lý.

2 Thiết lập nội dung và phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu, các thông tin liên quan đến việc đánh giá một vấn đề nhất định. 3 Có kiến thức và phương pháp diễn giải các dữ liệu thống kê và

đưa ra các khuyến cáo đối với nhà quản lý cấp cao trong lĩnh vực phụ trách

4 Xây dựng và tư vấn cho lãnh đạo các giải pháp đánh giá công việc trong lĩnh vực công tác.

5 Hướng dẫn nhân viên dưới quyền nội dung và cách thức đánh giá công việc.

6 Giám sát quản lý việc đánh giá hiệu quả các chương trình, kế hoạch và can thiệp vào những vấn đề chưa đạt.

7 Xác định những vấn đề quan trọng rút ra từ đánh giá để đưa ra những lời khuyên cho người dưới quyền thay đổi để đạt được các mục tiêu của đơn vị

8 Vận dụng những kết quả đánh giá để chọn lựa những hướng phát triển thích hợp cho đơn vị

Quan hệ công chúng và Hợp tác

1 Thiết lập các mối quan hệ đối tác ngắn hạn, chiến lược để hoàn thành các mục tiêu quản lý của đơn vị

2 Giao tiếp hiệu quả, thuyết phục được các đối tác bên trong và bên ngoài nhà trường. Tạo dựng lịng tin, uy tín trong tổ chức

3 Giải quyết những xung đột bên trong tổ chức; tháo gỡ những khó khăn trong quan hệ với các đối tác bên ngoài.

tổ chức, cá nhân bên trong và ngoài nhà trường đạt hiệu quả cao 5 Có kiến thức sâu về văn hóa địa phương và văn hóa tồn cầu, các

vấn đề về hội nhập quốc tế từ đó áp dụng vị trí quản lý

6 Giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến sự khác biệt văn hóa 7 Tạo dựng các mối quan hệ chiến lược với các tổ chức, cá nhau có

chun mơn ở nước ngồi nhằm lơi kéo các nguồn lực phát triển đơn vị

8 Giao lưu và phát triển các mối quan hệ với các đơn vị nước ngoài bằng cách sử dụng ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa tồn cầu.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn đã khái quát một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng để tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế và khảo nghiệm, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị bộ công cụ bằng khảo sát trên mẫu đại diện và phân tích thơng qua phần mền SPSS và QUEST. Kết quả cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy cao. Sau khi loại bỏ những biến khơng đóng góp vào độ tin cậy của thang đo, phân tích các câu hỏi đều nằm trong một cấu trúc chung, đo đúng được các nội dung mà phiếu được thiết kế để đo, phù hợp với đối tượng khảo sát.

Thang đo này đủ điều kiện để sử dụng trong phân tích và đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban ở Trường đại học MTCN và đưa ra các biện pháp thích hợp để tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng độ ngũ CBQL phòng ban trong Nhà trường.

Qua phân tích khảo sát, bộ tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban của Trường đại học MTCN sẽ gồm 48 tiêu chí chia ra ở 06 lĩnh vực gồm: phẩm chất đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý và chỉ đạo; kỹ năng quản lý; giám sát, đánh giá; quan hệ công chúng và hợp tác.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM BỘ TIÊU CHÍ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG BAN

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 3.1. Đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chí

3.1.1. Mẫu khảo sát thử nghiệm

Việc đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chí, luận văn chỉ thực hiện trên mẫu nhỏ với khảo sát bảng hỏi thông qua thang đo Likert 5 mức độ như sau:

Bảng 3.1.1.1. Quy ước thanh đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chí

Hồn tồn Chưa biết Đã biết Đã từng làm Làm thường xuyên Làm rất thường xuyên 1 2 3 4 5

Trong lần thử nghiệm thang đánh giá, tác giả chọn mẫu khảo sát như sau:

Bảng 3.1.1.2. Mẫu khảo sát thử nghiệm bộ tiêu chí

TT Đối tượng

chọn khảo sát

Tổng số Số người được chọn để khảo sát

Tỷ lệ

1 Ban Giám hiệu 3 2 66.7%

2 Cán bộ quản lý cấp phòng ban

14 14 100%

3 Cán bộ quản lý cấp khoa, trung tâm, Xưởng

16 16 100%

4 Chuyên viên, cán sự 41 41 100%

5 Giảng viên 86 50 58.1%

Tổng 160 82 51.3%

Mục đích thử nghiệm: Xác định mức độ thực hiện đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban trong trường đại học MTCN và mức độ đồng nhất trong các ý kiến trả lời.

Công cụ: Bộ tiêu chí đánh giá năng lực quản lý mới với 48 tiêu chí chia

thành 06 năng lực đánh giá.

3.1.2. Kết quả thử nghiệm bộ tiêu chí

Kết quả đánh giá thử nghiệm bộ công cụ, được tác giả thống kê theo từng năng lực quản lý. Cụ thể như sau:

3.1.2.1. Kết quả đánh giá lĩnh vực phẩm chất đạo đức

Bảng 3.1.2.1.1. Bảng kết quả đánh giá lĩnh vực phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý cấp phịng ban chức năng

STT Tiêu chí đánh giá lĩnh vực phẩm chất đạo đức Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Hoàn toàn chưa biết Đã biết Đã từng làm Làm thường xuyên Làm rất thường xuyên 1 Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước

0 2 10 61 9 3.93 2

2

Tuân thủ pháp luật, chế độ chính sách, quy định của nhà nước, của ngành, địa phương

0 2 10 64 6 3,90 3

3 Tham gia tích cực các hoạt động

mang tính chính trị, xã hội 0 6 20 47 7 3,60 6

4 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín

của nhà giáo, nhà quản lý 0 2 5 70 1 3,70 4

5 Gương mẫu về tác phong, lối sống

và văn hóa ứng xử 0 0 4 68 8 3,95 1

6 Trách nhiệm, tâm huyết với công

việc, ý thức tổ chức kỉ luật cao 0 19 18 43 2 3,34 7

7 Là chỗ dựa tinh thần cho cấp dưới,

là niềm tin với cấp trên và đối tác 0 11 17 41 13 3,68 5

Qua kết quả đánh giá lĩnh vực phẩm chất đạo đức của CBQL cấp phịng ban, ta có thể thấy:

Cả 07 câu hỏi có ĐTB > 3,00, những câu hỏi này liên quan đến phẩm chất đạo đức của CBQL mà trong những năm qua trường vẫn thường xuyên thực hiện đánh giá.

Tiêu chí đánh giá có ĐTB cao nhất ở lĩnh vực này là tiêu chí số số 5: Gương mẫu về tác phong, lối sống và văn hóa ứng xử. Bởi tác phong làm việc, văn hóa ứng xử là những gì dễ đánh giá nhất, nó bộc lộ tồn bộ trong q trình làm việc, giao lưu, quan hệ với mọi người xung quanh. Việc đánh giá về tác phong, văn hóa ứng xử đã được nhà trường đưa vào đánh giá nhiều năm qua và trở thành một tiêu chí được đánh giá thường xuyên nhất ở lĩnh vực phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó tiêu chí số 1 (Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước) cũng là một nội dung đã được đánh giá thường xuyên đối với CBQL phòng ban chức năng (ĐTB=3.93). Nhà quản lý muốn điều hành tốt mục tiêu của tổ chức, trước hết phải nắm vững được những chủ trương chính sách của nhà nước nói chung, của nhà trường nói riêng. Vì vậy, việc đánh giá nội dung này thường xuyên trong những năm qua là một yêu cầu khách quan và đúng đắn.

Cũng qua kết quả đánh giá thử nghiệm, có thể thấy rằng, đánh giá năng lực quản lý của CBQL cấp phòng ban chức năng ở Trường đại học MTCN đã đưa những tiêu chí này vào khâu đánh giá cán bộ hàng năm. Điều đó cũng thể hiện việc bám sát vào những quy định của nhà nước trong đánh giá phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhân lực nói chung và CBQL nói riêng. Thực tế đó, cho thấy việc đánh giá lĩnh vực phẩm chất đạo đức đã được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy cịn có những tiêu chí chưa được đánh giá thường xuyên như tiêu chí số 6 (Trách nhiệm, tâm huyết với công việc, ý thức tổ chức kỷ luật cao). CBQL phòng ban là người đứng đầu, điều hành, chỉ đạo, làm chủ một lĩnh vực hoạt động trong Nhà trường mà lại khơng tâm huyết, khơng có trách nhiệm và đặc biệt thể hiện tính kỉ luật lao động khơng cao thì khó có thể đưa đơn vị phịng ban đó phát triển, kết quả hoạt động của đơn vị không thể cao. Trong những năm qua vấn đề kỷ luật lao động trong trường đại học MTCN còn rất nhiều tồn tại từ ý thức thực hiện của mỗi cá nhân cho đến khâu đánh giá việc thực hiện. Việc đánh giá tiêu chí này đối với đội ngũ CBQL

cịn thiếu khách quan, nể nang. Vì vậy mà kết quả thực hiện tiêu chí này chưa cao.

Kết quả đánh giá thử nghiệm là cơ sở để lãnh đạo Nhà trường khắc phục những mặt hạn chế trong đánh giá CBQL. Ngồi những tiêu chí mang tính quy định, truyền thống thì cần chú ý đến phong cách quản lý và uy tín của người quản lý trong tổ chức, đó có thể nói là những tiêu chí rất quan trọng khi đánh giá năng lực phẩm chất đạo đức đối với một CBQL nói chung và đối với CBQL cấp phịng ban trong trường đại học MTCN nói riêng.

3.1.2.2. Kết quả đánh giá lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 3.1.2.2. Bảng đánh giá lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý cấp phòng ban chức năng

STT Tiêu chí đánh giá lĩnh vực chun mơn, nghiệp vụ

Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Hoàn toàn chưa biết Đã biết Đã từng làm Làm thường xuyên Làm rất thường xuyên

1 Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và

quản lí giáo dục đại học 6 12 40 21 3 3,01 2

2

Cập nhật và vận dụng những kiến thức về quản lý giáo dục vào công tác quản lý 18 30 11 19 4 2,52 5 3 Nắm chắc chuyên mơn về hành chính, quản lý hành chính trong trường đại học 9 20 5 32 16 3,32 1 4

Quản lý việc thực hiện kế hoạch, các chức năng của quản lý giáo dục trong phạm vi được giao.

11 18 22 29 2 2,91 3

5

Áp dụng kinh nghiện và chuyên môn nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả công việc trong phạm vi và quyền hạn.

36 18 16 9 3 2,09 6

6

Vận dụng những kiến thức về mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng vào công tác quản lý.

58 14 4 5 1 1,50 7

7

Đề xuất, cải tiến chương trình đào tạo trong nhà trường nhằm nâng cao hơn chất lượng đào tạo Mỹ thuật trong giai đoạn hiện nay

Có 07 tiêu chí được khảo sát ở lĩnh vực chun mơn nghiệp vụ, thì chỉ có 02/07 tiêu chí có ĐTB ≥ 3.00, đây là hai tiêu chí mà trong những năm qua nhà trường đã áp dụng để đánh giá CBQL cấp phịng ban chức năng đó là các tiêu chí số 1 và 3. Cụ thể:

Tiêu chí 3: Nắm chắc chuyên môn về hành chính, quản lý hành chính trong trường đại học (ĐTB=3,32). Đây là tiêu chí có điểm trung bình cao nhất trong 7 tiêu chí đánh giá. Cho thấy, đây là tiêu chí được quan tâm đánh giá nhất trong nhà trường đối với CBQL. Đối với CBQL cấp phịng ban thì u cầu nắm chắc chun mơn về hành chính và quản lý hành chính là bắt buộc thể hiện qua việc: biết quy trình xử lý văn bản, nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo xây dựng văn bản, quy định, quy chế thuộc lĩnh vực quản lý, tổng hợp báo cáo...

Tiêu chí 1: Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lí giáo dục đại học (ĐTB = 3.01). Là tiêu chí mà bất cứ một cơng chức, viên chức làm trong trường đại học cần phải nắm được. Chính vì vậy mà trong đánh giá cán bộ hàng năm nhà trường đã có lồng ghép tiêu chí này vào đánh giá, tuy nhiên vẫn chưa nêu ra cụ thể, nên những người tham gia khảo sát có người cịn cho rằng hoàn toàn chưa biết đến đánh tiêu chí giá này. Đó chính là do chưa xây dựng được một bộ tiêu chuẩn cụ thể với những tiêu chí rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng ban ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp luận văn ths đo lường và đánh giá trong giáo dục 60 14 01 20 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)