1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục chính trị cho học viên các
1.4.1. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị cho
Xây dựng kế hoạch là hành động đầu tiên của chủ thể quản lý trong Nhà trường nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hoạt động GDCT cho HV. Mọi quản lý hoạt động GDCT thường được khởi nguồn từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định bước đi, điều kiện, phương tiện cần thiết đối với hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Vì vậy, kế hoạch quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an được các chủ thể quản lý hoạt động GDCT xác định là nội dung hàng đầu, có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Cơng an được xác định theo từng khóa học, năm học cụ thể, theo chuẩn đầu ra. Kế hoạch có thể được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch độc lập hoặc là một nội dung thuộc chương trình, kế hoạch cơng tác chính trị của đơn vị quản lý HV. Dù dưới hình thức thể hiện nào, kế hoạch luôn phải phù hợp với sự phát triển của mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường và định hướng được hành động của các lực lượng giáo dục, quản lý; hướng vào giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp thiết về hoạt động GDCT cho HV; phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng liên quan. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức thực hiện kế hoạch cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý. Vì vậy, từng cấp QLGD phải thường xuyên theo dõi hoạt động của đơn vị, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, tổ chức tốt các hoạt động GDCT và quản lý hoạt động GDCT cho HV. Kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch trước sự vận động, phát triển của nhiệm vụ GD&ĐT của Nhà trường.
1.4.2. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục chính trị cho học viên
Nội dung, hình thức, phương pháp quản lý giáo dục có vai trị rất quan trọng đối với hiệu quả của QLGD. Sự thành công của công tác quản lý giáo dục phụ thuộc vào cách thức tổ chức, cách ứng xử của chủ thể quản lý giáo dục. Khả năng thúc đẩy công việc, tạo ra sự tận tâm và phối hợp trong tập thể phụ thuộc vào việc xác định nội dung, sử dụng hình thức và vận dụng hệ thống phương pháp QLGD của chủ thể.
Thực hiện đúng mục tiêu, chương trình, nội dung GDCT theo quy định chung của ngành Cơng an, của Cục Cơng tác đảng, cơng tác Chính trị; theo kế hoạch và nội dung giáo dục chung Nhà trường, của các Khoa, Bộ môn và theo kế hoạch của CBQL ở các đơn vị quản lý HV. Trong quản lý phải đảm bảo giữ vững những vấn đề có tính ngun tắc nhằm chuẩn hóa chương trình, nội dung, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức quản lý hoạt động GDCT cho HV mang lại hiệu quả tối ưu.
Cùng với xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chủ thể quản lý giáo dục phải thường xuyên cập nhật kiến thức, chuẩn hóa chương trình nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức quản lý phù hợp với điều kiện của Nhà trường, yêu cầu của xã hội mang lại hiệu quả cao là đòi hỏi tất yếu trong quản lý hoạt động giáo dục nói chung, quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Cơng an nói riêng. Thực tiễn ln vận động, biến đổi địi hỏi chủ thể quản lý hoạt động GDCT cho HV phải đổi mới phương thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nội dung, hình thức và phương pháp quản lý hoạt động GDCT. Quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an là hoạt động điều khiển, điều chỉnh thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện bảo đảm trong tổ chức GDCT cho HV của Nhà trường.
Thường xuyên chỉ đạo việc cập nhật những nội dung mới có tính thời sự trong q trình giáo dục, đổi mới cả hình thức, phương pháp quản lý hoạt động GDCT cho HV; các cơ quan, trực tiếp là Phịng Cơng tác Đảng, cơng tác
chính trị, các Phịng Quản lý HV lựa chọn hình thức, sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng HV, bảo đảm thiết thực, hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.
1.4.3. Quản lý hoạt động giảng dạy chính trị của giảng viên
Chất lượng, hiệu quả của quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an phụ thuộc trực tiếp vào việc phát huy vai trò của các lực lượng trong Nhà trường. Trong đó, tổ chức lực lượng dạy học, giáo dục, lực lượng làm công tác QLGD theo đúng biểu tổ chức - biên chế, bảo đảm đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo chất lượng quy định; từng bước chuẩn hoá đội ngũ GV, CBQL. Trong q trình chuẩn hóa, xây dựng, phát triển đội ngũ GV, trước hết là GV Bộ mơn lý luận chính trị, CBQL ở các đơn vị trong các Trường Cao đẳng Công an phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, mà trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương, “triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo Đề án thành phần số 5 thuộc Đề án 1229. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giáo viên và CBQL bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đồng bộ theo quy mô, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn” [18, tr.13].
Các lực lượng quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Cơng an ln có mối quan hệ biện chứng; hiệp đồng, phối hợp hoạt động chặt chẽ, thống nhất. Sự chồng chéo về nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm và những “khoảng trống” về lực lượng đều ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động GDCT cho HV. Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động GDCT cho HV sẽ mang lại chất lượng, hiệu quả quản lý cao và ngược lại. Trong quản lý hoạt động GDCT cho HV đòi hỏi tất yếu là các lực lượng quản lý phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng đạt theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, của Điều
lệ Công tác nhà trường CAND và tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học quản lý, có trình độ, năng lực quản lý về mọi mặt, trong đó có quản lý hoạt động GDCT. Không quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL của nhà trường sẽ tạo lực cản trong quá trình quản lý hoạt động GDCT cho HV và ngược lại.
1.4.4. Quản lý hoạt động học tập chính trị của học viên
Quản lý hoạt động học chính trị của HV là một nhiệm vụ trung tâm của hoạt động quản lý chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nó có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của bất cứ sơ sở đào tạo nào. Bởi lẽ, cho dù chất lượng của các hoạt động khác như: hoạt động dạy, nghiên cứu khoa học hay chất lượng bảo đảm cơ sở vật chất phương tiện tốt đến bao nhiêu chăng nữa mà quản lý hoạt động học tập chính trị thiếu tính khoa học, lỏng lẻo thì chất lượng của q trình đào tạo sẽ khơng cao. Mục đích quản lý hoạt động học tập chính trị của HV các Trường Cao đẳng Công an, là nhằm bảo đảm cho hoạt
động học tập chính trị của HV Nhà trường đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đạt tới mục tiêu đào tạo mà Nhà trường đã xác định.
Quản lý hoạt động học tập chính trị của HV các Trường Cao đẳng Công an là hệ thống các tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch theo chức năng của các chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quá trình học tập chính trị của HV nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động học tập được thực hiện đúng kế hoạch, đạt chất lượng hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu từng môn học và mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Quản lý hoạt động học tập chính trị của học viên là các biện pháp chỉ đạo phát huy các chức năng tâm lý của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí.v.v..., đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo, khả năng khái quát hoá, tổng hợp hoá của HV trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Đây thực chất là thực hiện các quy trình, các thủ tục liên quan do Nhà trường đề ra, nhằm duy trì chất lượng học tập chính trị theo mục tiêu đào tạo.
1.4.5. Quản lý các yếu tố đảm bảo cho hoạt động giáo dục chính trị cho
học viên
Hoạt động GDCT thực sự phát huy hiệu quả cao, đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra, đòi hỏi các chủ thể quản lý hoạt động GDCT phải quản lý tồn diện các yếu tố, trong đó việc bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất như: (Phịng học, giáo trình, tài liệu tham khảo, trang thiết bị giáo dục...) là một nội dung ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GDCT của Nhà trường. Điều kiện bảo đảm là một mắt xích quan trọng của chỉnh thể đó, là yếu tố khơng thể thiếu trong bảo đảm chất lượng, hiệu quả của quản lý hoạt động GDCT cho HV. Theo đó, việc nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng những điều kiện đảm bảo trong tổ chức hoạt động GDCT cho HV, đòi hỏi chủ thể quản lý phải xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,., bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thiết thực. Cụ thể hóa các quy chế, quy định của trên phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, của từng cơ quan, đơn vị trong Nhà trường. Xây dựng, ban hành quy chế sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị... phục vụ hoạt động GDCT cho HV; định kỳ kiểm tra, kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng; có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng cao tuổi thọ của cơ sở vật chất, trang thiết bị... phục vụ quá trình GD&ĐT cũng như GDCT cho HV.
1.4.6. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục chính trị cho học viên
Trong quản lý GDCT, việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa khơng chỉ đối với nhà quản lý mà cịn có ý nghĩa đối với HV. Bởi vì, qua kiểm tra, đánh giá của giáo viên, của CBQL sẽ giúp cho chủ thể QLGD cũng như HV hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình. Từ đó, hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hoạt động giáo dục, tự giáo dục cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu GDCT đặt ra. Kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quản lý GDCT. Các chủ thể quản lý hoạt động GDCT cho HV cần xác định các tiêu chí của việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo
dục và các lực lượng tham gia vào hoạt động quản lý đó.
Tiến hành đo đạc kết quả thực hiện, phát hiện sai lệch giữa mục tiêu đề ra với kết quả và nguyên nhân của những sai lệch. Kịp thời ra các quyết định điều khiển, điều chỉnh để khắc phục hạn chế; phát huy, nhân rộng điển hình. Nội dung kiểm tra, đánh giá trong quản lý quá trình GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an cần được xem xét trên những nội dung cơ bản sau:
Xây dựng được những tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV; đánh giá chất lượng GDCT thường xuyên cho HV của CBQL và các tổ chức theo phân cấp. Dựa vào các tiêu chí đã xác định để đánh giá trình độ nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin, thái độ và hành vi chính trị, bản lĩnh chính trị của HV. Các chủ thể quản lý nắm vững quy trình, nguyên tắc, quy định, chủ trương, kế hoạch của cấp trên và cấp mình về cơng tác GDCT để tiến hành kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đề ra.
Chất lượng, hiệu quả của quản lý GDCT cho HV được biểu hiện rõ nét bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý. Suy cho cùng, kết quả quản lý hoạt động GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an chủ yếu là kết quả quá trình giáo dục đó. Kết quả của GDCT cho HV được biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức của HV là luôn kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; có động lực và khả năng tự giáo dục, tự quản lý về chính trị đối với bản thân. Nhận thức, tình cảm, niềm tin, thái độ, hành vi chính trị của HV hình thành, phát triển sát với phẩm chất chính trị, đạo đức của người CAND theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra. Việc xác định những tiêu chí để đo lường, lượng hóa chất lượng, hiệu quả quản lý GDCT là cơ sở để bổ sung, phát triển và hoàn thiện biện pháp quản lý hoạt động GDCT cho HV, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Cách thức, biện pháp kiểm ra, đánh giá quản lý hoạt động GDCT rất đa dạng. Có thể kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc kiểm tra
dưới hình thức gián tiếp; xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của Nhà trường, đặc điểm HV các Trường Cao đẳng Cơng an thì việc kiểm tra, đánh giá mới khách quan, khoa học. Đặt trọng tâm kiểm tra, đánh giá việc quán triệt các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủy Bộ Công an; kiểm tra việc thực hiện chương trình, nội dung GDCT của tổ Bộ mơn chính trị, của GV, nhất là GV chính trị; kiểm tra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GDCT của các đơn vị quản lý học viên, của cán bộ kiêm nhiệm cơng tác chính trị. Thường xun duy trì chế độ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Trong kiểm tra, đánh giá cần chú trọng việc phát hiện những sai lệch và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời đối với hoạt động GDCT cho HV. Phát hiện, ngăn ngừa và khắc phục bệnh thành tích, đề cao hoặc xem nhẹ nhiệm vụ GDCT cho HV của đội ngũ cán bộ, GV các cấp trong nhà trường. Coi trọng công tác sơ, tổng kết, chỉ đạo điểm, nhân rộng điển hình tiên tiến trong quá trình GDCT cho HV các Trường Cao đẳng Công an.
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị cho học viên các Trƣờng Cao đẳng Công an
1.5.1. Tác động từ tình hình thế giới, khu vực và trong nước
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lường, đang tác động trực tiếp tới nước ta, tạo ra thời cơ và những thách thức. Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng khẳng định: “bên cạnh tính phức tạp của tình hình thế giới thì “hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn... Cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực tạo ra thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia” [16, tr.70-71]. Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở nhiều nước, nhiều nơi. Tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, chiến tranh cục bộ, chiến
tranh mạng, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố... đã và đang diễn ra ở nhiều khu vực.
Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế