Phát huy vai trò trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục chính trị cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân 1 trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 100)

2 4.3 Thực trạng chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp,

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị cho học viên

3.2.2. Phát huy vai trò trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong

động giáo dục chính trị cho học viên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trò trách nhiệm, năng lực của các chủ thể giáo dục là một trong những yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, nhằm góp phần thực hiện tốt quản lý hoạt động GDCT cho HV. Thực tiễn quản lý hoạt động GDCT cho thấy, nếu chủ thể giáo dục trong tồn trường có trách nhiệm cao, năng lực giáo dục tốt sẽ là cơ sở trực tiếp quy định nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc quản lý hoạt động GDCT cho HV và ngược lại. Hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm và năng lực hạn chế của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong hoạt động GDCT cho HV đã gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động GDCT cho HV, chất lượng cũng như hiệu của nó khơng cao.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Phát huy vai trò trách nhiệm, năng lực của các chủ thể giáo dục trong hoạt động GDCT cho HV Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I phải đảm bảo tính tồn diện, hiệu quả. Vì, năng lực của các chủ thể giáo dục vừa chi phối đến chất lượng giáo dục, vừa chi phối đến chất lượng quản lý hoạt động GDCT cho HV. Do đó, thường xuyên quan tâm tới việc xây dựng động cơ, thái độ của các chủ thể đối với công tác giáo dục và quản lý HV trong quá trình nâng cao trách nhiệm và năng lực cho chủ thể quản lý. Cấp uỷ đảng, chỉ huy các cấp bằng những cách thức, biện pháp khác nhau phải làm cho các chủ thể giáo dục ý thức được nhiệm vụ của mình. Trong quá trình nâng cao trách nhiệm và năng lực cho các chủ thể quản lý giáo dục cần phải phân định trách

nhiệm rõ ràng đối với Đảng uỷ, BGH nhà trường, trách nhiệm các cơ quan, các Khoa, Bộ môn và đơn vị quản lý HV; trách nhiệm của các tổ chức trong xây dựng niềm tin, tình yêu nghề nghiệp, khát vọng tự hoàn thiện bản thân của các chủ thể giáo dục. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong hoạt động của các tổ chức khi các chủ thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Thường xuyên tiến hành nêu gương những cán bộ, GV mẫu mực, mô phạm để HV noi theo. Đồng thời làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật một cách nghiêm túc nhằm động viên, khích lệ và tạo sự tin tưởng cho các chủ thể giáo dục trong Nhà trường.

Trách nhiệm phải gắn với nhận thức và hoạt động thực tiễn của các chủ thể giáo dục. Theo đó, nâng cao trách nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với nâng cao năng lực hoạt động GDCT cho các chủ thể giáo dục; cần tập trung nâng cao trình độ nắm vững những nội dung GDCT; khả năng sử dụng hệ thống các kỹ xảo, kỹ năng sư phạm; năng lực tổ chức, quản lý, năng lực làm việc với HV trong quá trình giáo dục; kỹ năng tiến hành các hoạt động cơng tác chính trị... cho các chủ thể giáo dục.

Hình thức, phương pháp phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong hoạt động GDCT cho HV nhằm đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và sát thực tế. Thơng qua các hình thức GDCT, học tập chính trị, bồi dưỡng cán bộ hằng năm; thông qua các hình thức giao nhiệm vụ, giao ban, hội nghị cán bộ, xây dựng đơn vị; thông qua các hình thức sinh hoạt đảng, đồn, sinh hoạt cán bộ ở đơn vị để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục. Tiến hành bồi dưỡng cán bộ thường xuyên, định kỳ tại đơn vị kết hợp với gửi cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp tập trung trong và ngoài nhà trường; mở các lớp bồi dưỡng riêng cho HV kiêm chức; đồng thời, khuyến khích cán bộ tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý hoạt động GDCT.

Một là, phát huy hơn nữa vai trò của các cấp ủy, chi bộ, cơ quan xây dựng lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý hoạt động GDCT cho HV. Các cấp ủy, chi bộ phải luôn quán triệt sâu sắc vị trí, vai trị, nhiệm vụ của hoạt động GDCT cho HV, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, là nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo. Các cấp ủy, chi bộ trong Nhà trường cần đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo xác định rõ nội dung, chỉ tiêu cụ thể, phân công tổ chức thực hiện chặt chẽ, gắn trách nhiệm cá nhân trong thực hiện việc quản lý hoạt động GDCT cho HV, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cơ quan xây dựng lực lượng cần xây dựng kế hoạch hằng năm, xác định rõ nội dung GDCT cụ thể cho từng đối tượng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ hợp lý, thực hiện “chuẩn hoá” GV và CBQL. Đội ngũ cán bộ ở Nhà trường là lực lượng chủ yếu trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động GDCT; do vậy, việc bồi dưỡng cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề các chủ thể giáo dục còn hạn chế, những chỉ thị, quy định, nội dung mới về GDCT... Kết hợp chặt chẽ với bồi dưỡng, tập huấn về công tác GD&ĐT. Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tập trung vào đầu khoá học, năm học. Các đơn vị quản lý HV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo học kỳ, quý, tháng. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả quá trình bồi dưỡng cán bộ tại chức. Cần chú trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trách nhiệm, năng lực tiến hành hoạt động GDCT với công tác tổ chức cán bộ. Duy trì các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, rút kinh nghiệm giáo dục theo thẩm quyền. Các cơ quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn hằng năm cho HV và CBQL. Sử dụng báo cáo viên trong bồi dưỡng, tập huấn là những người có uy tín, có năng lực và kinh nghiệm thực tiễn để lơi cuốn cán bộ tích cực nghiên cứu, học tập. Chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, BGH nhà trường tổ chức, sắp xếp nhân sự phù hợp, hiệu quả và lựa chọn cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, năng lực.

định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, hình thức, phương pháp và yêu cầu cần đạt được trong bồi dưỡng năng lực hoạt động GDCT cho GV, CBQL và các lực lượng khác như cán bộ đoàn, cán bộ hội phụ nữ ở đơn vị. Lựa chọn cán bộ đi tập huấn đúng đối tượng. Chú trọng bồi dưỡng cán bộ ở các đơn vị quản lý HV. Trong quá trình bồi dưỡng, cần thường xuyên coi trọng trang bị những nội dung giáo dục mới, cách thức tổ chức tiến hành giáo dục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giáo dục... Đồng thời, tăng cường cung cấp thơng tin về đội ngũ HV, những tình huống và kinh nghiệm sư phạm cho các chủ thể giáo dục... Tích cực tổ chức các hoạt động Hội thi, Hội thao, thực tế chính trị - xã hội, giao lưu, kết nghĩa, diễn đàn... để lôi cuốn các chủ thể giáo dục tham gia.

Quán triệt tốt phương châm “cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới”, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Khoa, Bộ môn, đơn vị quản lý HV thường xuyên hướng dẫn và làm mẫu cho cấp dưới thực hiện, nhất là các đối tượng như: GV trẻ, cán bộ kiêm nhiệm cơng tác chính trị, cán bộ đồn ở các lớp, khóa,... Bên cạnh đó, các chủ thể quản lý ln nắm chắc diễn biến tình hình của đơn vị mình, phát hiện kịp thời và xử lý có hiệu quả những tình huống nảy sinh trong quá trình các chủ thể giáo dục thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường giao nhiệm vụ để các chủ thể giáo dục có cơ hội, điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm và khả năng.

Ba là, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý

trong GDCT cho HV. Đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý là những người trực tiếp tiến hành và quyết định chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDCT cho HV. Do vậy, phải không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chuẩn bị và tiến hành hoạt động GDCT cho HV. Nghiên cứu, nắm vững kế hoạch của cơ quan xây dựng lực lượng Nhà trường làm tốt công tác chuẩn bị đề cương, giáo án bài giảng tập trung phân tích làm rõ nội dung, cập nhật thông tin mới, liên hệ vận dụng sát với nhiệm vụ của lực lượng CAND.

trò tự bồi dưỡng, hình thành nhu cầu để nâng cao tri thức, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phương pháp hoạt động gắn với chức trách, nhiệm vụ; đồng thời, bằng các hình thức, biện pháp của cơng tác chính trị làm cho các CBQL thấy rõ vinh dự và trách nhiệm đối với hoạt động GDCT cho HV.

3.2.3.Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục chính trị cho học viên nhằm phát huy tính tích cực, tự giác trong tự giáo dục, rèn luyện của học viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động GDCT cho HV là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả đổi mới hoạt động GDCT ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong bối cảnh hiện nay. Thực tiễn luôn vân động, biến đổi, nội dung GDCT thường xuyên được cập nhật những quan điểm, chính sách mới của Đảng, Nhà nước; đồng thời đổi mới hình thức, sử dụng phương pháp giáo dục đa dạng phong phú mới dễ đi vào lòng người, mới góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, niềm tin, ý chí của HV. Nếu hoạt động GDCT khơng được tích cực đổi mới sẽ rơi vào “đường mòn lối cũ”, sẽ gây sự nhàm chán về nội dung, sự đơn điệu về hình thức và phương pháp giáo dục, theo đó sẽ làm giảm hiệu quả giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Thường xuyên bổ sung, cập nhật nội dung mới trong GDCT cho HV Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I hiện nay bao gồm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước mới ban hành; nội dung học tập cho HV theo quy định; chương trình giáo dục do đơn vị tự xác định, nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên...

Đổi mới đồng bộ nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động GDCT cho HV, trước hết đòi hỏi cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chức năng, GV, CBQL phải quán triệt, thực hiện tốt phương hướng GDCT của Cục Công tác Đảng,

cơng tác chính trị CAND, trong đó phải thường xuyên giữ vững tính Đảng, tính khoa học và tính chiến đấu, đồng thời phải quán triệt tốt quan điểm đổi mới hoạt động GDCT, nâng cao nhận thức, định hướng chính trị tư tưởng, hướng dẫn hành động cho HV trong quá trình đào tạo.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động GDCT cho HV Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải kế thừa, bổ sung, phát triển một cách toàn diện, đồng bộ nội dung đã có phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, biết tiếp thu những thành tựu tiên tiến của khoa học giáo dục hiện đại, những thành tựu mới của công tác nghiên cứu, tổng kết phát triển lý luận của Đảng vào giáo dục cho HV; những vấn đề khơng cịn phù hợp, không đem lại hiệu quả phải được loại bỏ, khơng dập khn máy móc, kinh nghiệm chủ nghĩa. Tuy nhiên, không được phủ định sạch trơn những kinh nghiệm thành công trong hoạt động GDCT cho HV trong những năm trước đây, đồng thời phải nghiên cứu rất kỹ những kinh nghiệm không thành công, những hạn chế, bất cập, thậm chí những sai lầm đã qua để rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xây dựng một chương trình hoạt động GDCT cho HV một cách hợp lý cả về nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với điều kiện đặc điểm của Nhà trường, đặc điểm, trình độ của HV.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Một là, đổi mới nội dung GDCT cho HV. Nội dung GDCT cho HV có

thể đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội. Từ những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội đến những vấn đề khoa học, kỹ thuật, an ninh, đối ngoại; từ những vấn đề lý luận, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của Công an, của đơn vị, đến các sự kiện đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội và đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng CAND nói chung, ở Nhà trường nói riêng.

Đổi mới nội dung GDCT cho HV khơng có nghĩa là thay đổi nội dung quy định của Cục Cơng tác Đảng, cơng tác chính trị CAND mà là nâng cao

chất lượng nội dung giáo dục, làm sâu sắc và phù hợp với từng đối tượng, làm cho nội dung ngày càng gắn với yêu cầu thực tiễn, với đặc điểm, trình độ nhận thức của từng đối tượng HV. Những nội dung được xác định cần lựa chọn những vấn đề mới về lý luận, những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần phải làm sáng tỏ, những vấn đề mà người học đang quan tâm... Đổi mới nội dung GDCT cho HV cần cụ thể hoá nội dung chương trình GDCT của Cục Cơng tác Đảng, cơng tác chính trị CAND vào trong quá trình đào tạo.

Nội dung giáo dục phải lựa chọn những vấn đề cơ bản quan trọng trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, Đảng uỷ Cơng an Trung ương. Bám sát mục tiêu cơ bản của công tác tư tưởng là kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; quán triệt sâu sắc tư duy, quan điểm đổi mới của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, về nội dung, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, về củng cố thế trận an ninh nhân dân, về xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới

Đổi mới nội dung hoạt động GDCT cho HV hướng vào nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của HV; giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí, quyết tâm chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, phịng chống có hiệu quả mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, kỷ luật cho HV. Nội dung GDCT cần hướng vào xây dựng, củng cố bản chất giai cấp công nhân, giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc, của Đảng, Công an, giáo dục trách nhiệm, nghĩa vụ của người CAND, giáo dục tinh thần đoàn kết, tình thương u đồng chí, đồng đội, đồn kết quân dân, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hai là, đổi mới hình thức, phương pháp GDCT cho HV. Chủ thể quản

giáo dục chính trị, trên cơ sở đó lãnh đạo, chỉ đạo việc lựa chọn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, các hình thức, phương pháp truyền đạt nội dung cho người học phù hợp với nội dung giáo dục và đặc điểm tâm lý HV. Một hình thức có thể chuyển tải nhiều nội dung và một nội dung có thể cần phải sử dụng nhiều hình thức, chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng khơ khan, đơn điệu về hình thức, phương pháp giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở.

Tăng tính hấp dẫn, tính hiệu quả của nội dung giáo dục cần đổi mới phương pháp GDCT. Trước đây GDCT chủ yếu tiến hành theo cách bắt đầu từ phân tích những nguyên lý, lý luận, quan điểm, chủ trương để người học thừa nhận, sau đó dùng thực tiễn để chứng minh. Ưu thế của phương pháp này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục chính trị cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân 1 trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 100)