Khái niệm biểu tượng

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 28 - 29)

Biểu tượng là một bí ẩn nghệ thuật, nặng trĩu những ý nghĩa. “Nó giống như mũi tên bay mà khơng bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không nắm bắt được” (Jean Chevalier – Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới).

Biểu tượng cũng là một hình thức tư duy nghệ thuật đặc thù. Trong văn học, biểu tượng mang giá trị khái quát tượng trưng, là một trong những tín hiệu thẩm mĩ có sức ngân vang, ám ảnh, bắc nhịp cầu giữa sáng tạo và tiếp nhận. Về mặt nghệ thuật, biểu tượng là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao. Biểu tượng có sức dồn nén, ẩn chứa trọn vẹn chiều sâu đời sống văn hóa, tinh thần tâm linh của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc.

Biểu tượng có nghĩa gốc là một vật được chia làm hai nửa, mỗi bên giữ một nửa, khi khớp lại sẽ nhận ra quan hệ. Theo tiếng Hán Việt thì “biểu” có nghĩa là dấu hiệu, sự bày ra, sự tỏ rõ; “tượng” có nghĩa là tình trạng, hình tượng. Theo cách hiểu đó thì biểu tượng là một hình tượng nào đó được phơ bày ra trong một dấu hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ý nghĩa hay một hành động nào đó trừu tượng.

Định danh về biểu tượng, từ điển Tiếng Việt đã đưa ra khái niệm chung như sau: “Biểu tượng là hiện tượng tâm sinh lí do có một số sự việc ở ngoại

giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được vật kích thích hoặc thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay kí ức”.

Trong Lí luận về nhận thức, cho rằng: “Biểu tượng là hình ảnh được

biểu tượng trong nhận thức mới chỉ là biểu tượng ở cấp độ thấp, giản đơn do tư duy trực quan hình ảnh đem lại.

Theo GS. Phạm Đức Dương: “Biểu tượng là bất kì thực thể nào có

chứa nghĩa và có thể quy chiếu sang thực thể khác, chúng được sử dụng và được diễn giải như là một đại diện cho một loại thơng tin nào đó căn cứ vào một tương ứng loại suy”. [11;15]

Biểu tượng là những nhận thức được kết tinh, chắt lọc và qua thời gian dù có bao biến cố thăng trầm cũng không bị phai mờ, không bị mất đi mà ngày càng khắc sâu vào trong tâm thức của con người.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 28 - 29)