Phân biệt biểu tượng với hình tượng

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 29 - 30)

Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1998: “Hình tượng là sự

phản ánh hiện thực một cách khách quan bằng nghệ thuật dưới hình thức những hình tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính”.

Theo Phan Văn Các, (1994), Từ điển Hán Việt, NXB Giáo Dục, thì “Hình tượng là hình ảnh con người hoặc đời sống được miêu tả trong tác

phẩm để phản ánh thực tế và nói lên một tư tưởng, tình cảm”.

Hai khái niệm này đều có những điểm tương đồng với nhau, xác định đầy đủ, khái quát nhất về khái niệm hình tượng.

Khoa học tư duy bằng khái niệm, cịn nghệ thuật tư duy bằng hình tượng. Nghệ thuật nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Nghĩa là nghệ sĩ sáng tạo văn học bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng trong cuộc sống để ta suy nghĩ về tính cách, số phận, về tình đời, tình người qua chất liệu cụ thể. Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực được miêu tả một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 2007), của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì “hình tượng nghệ thuật là

sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được

nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”. Bằng sự

tưởng tượng, hư cấu, người nghệ sĩ sáng tạo ra những giá trị tinh thần, sức sống lâu bền cho chính bản thân hình tượng và tác phẩm, thể loại chứa đựng nó.

Hình tượng (image) là hình ảnh dùng để thể hiện giá trị tinh thần của một vật, một sinh thể, một ý niệm, theo mối quan hệ tương đồng (ẩn ngầm hay hiển lộ) giữa cái cụ thể và cái trừu tượng nhằm đưa đến cảm nhận trực tiếp và khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc.

Biểu tượng (symbol) cũng là hình tượng, nhưng là hình tượng có khả năng biểu đạt một ý nghĩa có tính bền vững và phổ quát. Những ý nghĩa ấy bắt nguồn từ văn hóa, tơn giáo, lịch sử của các cộng đồng.

Hình tượng và biểu tượng là hai mặt biểu hiện, có mối tương quan và gắn bó khá chặt chẽ với nhau trong q trình hình thành nên tác phẩm nghệ thuật.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN BIỂU TƯỢNG NƯỚC VÀ THẾ ỨNG SỬ VỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG QUA TỤC NGŨ (Trang 29 - 30)